| Hotline: 0983.970.780

Chuyện của Lâm Thao trên những đồi chè đẹp nhất nhì Đông Nam Á

Thứ Hai 01/04/2024 , 16:49 (GMT+7)

Hàng trăm quả đồi chè bát úp ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được xếp hạng là một trong những đồi chè đẹp nhất nhì Đông Nam Á.

Chị Phùng Thị Đàng đang kiểm tra chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Phùng Thị Đàng đang kiểm tra chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Buổi sáng hôm đó, tôi lên đồi Bông địa điểm cao nổi tiếng ở Long Cốc để ngắm nhìn cả chục quả đồi bát úp khác thấp hơn, xanh lơ phía dưới, để đắm chìm trong tiếng chim hát ca líu lo. Những người hái chè sớm đi lại nhẹ nhàng giữa các hàng chè trong lớp sương mù huyền ảo. Tôi tiến lại hỏi chị Phùng Thị Đàng.

Nhà chỉ có hai mẹ con, con đang đi học, lúc nghỉ mới phụ giúp chút ít, chị trở thành lao động chính khi nhận 7.000m2 chè khoán với công ty chè Phú Đa. Trước đây mỗi lứa chè chị phun thuốc 2 lần nhưng giờ chỉ 1 lần và theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt để sản phẩm có thể xuất khẩu. Trước đây chị làm cỏ bằng cách phun thuốc hóa học nhưng giờ ở ngoài rãnh dùng máy cắt, ở trong gốc cắt bằng tay. Giảm thuốc hóa học thay thế bằng thuốc sinh học, không mùi, cách ly chỉ 3 ngày nên khỏe cho người chăm sóc lẫn an toàn cho người sử dụng.

Còn phân bón thì chị dùng phân trâu kết hợp với NPK Lâm Thao mua của nhà máy chè Phú Đa về trộn theo tỷ lệ 3-4 bao phân trâu với 1 bao NPK Lâm Thao. Mỗi năm chị thu 6 lứa chè, mỗi lứa được 3-4 tấn, loại chất lượng cao bán với giá 4.200đ/kg, loại thấp hơn thì 3.800đ/kg, tổng thu được khoảng 70-80 triệu/năm, trừ chi phí hết khoảng 1/2, còn lại là lợi nhuận nên cũng đủ để nuôi con ăn học và trang trải trong gia đình...

Bón phân cho chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bón phân cho chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Rời đồi Bông tôi men theo mùi thơm của những xưởng sao chè, tìm đến nhà chị Hà Thị Tuyến ở khu Bông 2 và chứng kiến cảnh chị một mình xoay xỏa với tất cả các công đoạn của nghề. Búp chè một tôm hai lá được cho vào guồng quay. Lửa dưới lò to để ốp cho chúng héo nhanh. Chị kiểm tra đủ độ nóng đưa ra máy vò rồi lại cho vào guồng quay tiếp cho xoăn búp chè thì giảm lửa, chỉ dùng than hồng trong khoảng 4 phút để lấy hương, ngửi thấy mùi thơm đổ ra rồi sàng, lọc.

Đặc sản nhất là giống chè Bát Tiên và chị sấy loại ấy, còn loại bình thường như LDP1, LDP2, PH thì bán ra ngoài. 4 lao động gồm vợ chồng chị Tuyến và vợ chồng người con trai. Đang canh tác gần 1 ha nhưng chỉ có hơn 1 sào trồng Bát Tiên nên phải huy động thêm chè của bà con trong xóm để có thể đủ mẻ sấy. Lứa cuối năm chè Bát Tiên thơm hơn, ngon hơn, chị  bán 500.000đ/kg, còn lại 200-300.000đ/kg.

Chị Hà Thị Tuyến đang sao chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chị Hà Thị Tuyến đang sao chè. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Trước đây, khi người dân chưa am hiểu mỗi lứa chè 3-4 lần phun thuốc BVTV, nhiều lúc phun xong đã hái rồi. Chúng tôi bắt đầu làm chè an toàn từ năm 2006, lúc đầu áp dụng IPM rồi sau đóVietGAP, cuối cùng là hướng hữu cơ. Lá xoan, lá chó đẻ, lá hoa mò, ớt, tỏi ngâm để phun, mỗi lứa chỉ cần 2 lần đã đảm bảo. Còn phân bón mỗi năm tôi dùng hai lần. Đầu năm bón lót vừa nuôi lá vừa dưỡng tán chè cho xòe ra, cỏ không mọc được và tháng bảy, tháng tám bón thúc để nuôi búp chè cho lên xanh, tốt hơn. Mỗi lần tôi lấy hơn 2 tấn NPK Lâm Thao vừa bón cho gần 1 ha chè, vừa bón cho 9 sào lúa.

Phân chuồng thì tự có từ 4 con trâu và đàn thỏ, xới tơi ra ủ cùng trấu chừng 15 ngày, cho nóng lên, thật ngấu, khi nào bón thì trộn với phân NPK Lâm Thao. Tôi cuốc hố theo băng chè, cứ 50 cm một hố rồi thả phân xuống, lấp đất lên để cho cây ăn dần. Dùng mỗi phân chuồng thì cũng được nhưng không đủ số lượng và vẫn thiếu một số dinh dưỡng nên búp chè không tốt. Còn bón mỗi phân hóa học thì dễ bị chai cứng đất, khô đất, khô cây.

Đã hơn 10 năm nay tôi chỉ dùng NPK Lâm Thao bởi chất lượng tốt và được mua theo cơ chế trả chậm của hội nông dân. Mỗi năm tôi hái 7 lứa chè lai, mỗi lứa được hơn 6 tấn, bán cho nhà máy tính ra được hơn 200 triệu đ, trong đó lãi được non nửa. Còn xưởng sấy chè Bát Tiên tại nhà cũng kiếm thêm được khoảng 100 triệu đ/năm nữa”.  

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?