| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai:

Chuyển diện tích cao su kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác

Thứ Sáu 12/10/2018 , 13:35 (GMT+7)

UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản đề nghị, đã được Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ NN- PTNT, cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi các diện tích cao su bị chết hoặc kém phát triển sang trồng các loại cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp và cây công nghiệp.

Theo đó, "các diện tích cao su bị chết, kém phát triển chuyển đổi sang cơ cấu cây trồng khác phải nằm trong diện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn (2016- 2020) của tỉnh Gia Lai được Chính phủ phê duyệt. Sau khi chuyển đổi các diện tích cao su sang trồng cây trồng khác, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế theo đúng qui định"- ông Vũ Ngọc An- Phó GĐ Sở NN- PTNT Gia Lai, cho biết.

Cũng theo ông An thì, các doanh nghiệp có diện tích cao su bị chết hoặc kém phát triển, khi chuyển đổi sang cây trồng khác phải dựa trên cơ sở các loại cây trồng này đã được trồng thử nghiệm và đã thành công, đồng thời đã được phê duyệt theo từng dự án.

Trước đó, từ năm 2008- 2011, thực hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, tỉnh Gia Lai đã phê duyệt 44 dự án cho 16 doanh nghiệp trồng cao su với tổng diện tích hơn 32.000 ha (trong đó đất có rừng hơn 29.000 ha, đất chưa có rừng hơn 3.200 ha). Hiện các đơn vị đã triển khai trồng hơn 25.000 ha cao su theo dự án, tuy nhiên có tới gần một nửa (hơn 12.000 ha) bị chết và kém phát triển.

Việc chuyển đổi các diện tích cây cao su bị chết, kém phát triển sang trồng các loại cây trồng khác là rất cần thiết. Ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường, còn duy trì quỹ đất lâm nghiệp để phát triển rừng.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.