| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số giúp Nestlé Việt Nam giảm phát thải khí CO2

Thứ Ba 31/08/2021 , 20:25 (GMT+7)

Nhờ áp dụng thành công chuyển đổi số, Nestlé Việt Nam đã giảm mạnh được lượng giấy sử dụng, giảm phát thải khí CO2 và nâng cao hiệu quả vận hành.

Mô hình 'Nhà máy kết nối' được áp dụng tại Nhà máy Nestlé Bông Sen. Ảnh: TL.

Mô hình "Nhà máy kết nối" được áp dụng tại Nhà máy Nestlé Bông Sen. Ảnh: TL.

Trong chương trình Đối thoại cùng báo chí với chủ đề "Chuyển đổi số để bứt phá: Giải pháp công nghệ hay Tư duy chiến lược của doanh nghiệp?" do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức ngày 31/8, ông Urs Kloeti, Giám đốc Nhà máy Nestlé Bông Sen (thuộc Nestlé Việt Nam), đã chia sẻ việc áp dụng thành công "Chuyển đổi số" trong khâu vận hành, sản xuất giúp doanh nghiệp vươn lên, tạo sự đột phá.

Theo ông Urs Kloeti, năm nền tảng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Nestlé Việt Nam gồm: Định hướng chiến lược; quản trị tập trung; hạ tầng IT/OT; nhân lực trình độ cao; sự liên kết hỗ trợ.

Với mục tiêu áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất và vận hành, chỉ riêng tại nhà máy Nestlé Bông Sen đã có trên 40 ứng dụng nội bộ đã được tạo ra giúp nhân viên khối nhà máy lưu trữ dữ liệu, hệ thống hóa các quy trình trước đây thực hiện hoàn toàn bằng tay.

Hoạt động này không chỉ tiết kiệm 1/2 lượng giấy sử dụng so với trước đây, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường mà cũng giúp cắt giảm tới 60% các hoạt động không mang lại giá trị, nâng cao hiệu quả vận hành.

Trong quá trình triển khai "Nhà máy kết nối", sau mục tiêu số hóa là mục tiêu ứng dụng công nghệ trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán trong các hoạt động sản xuất và bảo trì. Tại nhà máy Nestlé Bông Sen, việc áp dụng công nghệ và xây dựng mô hình này đã giúp phân tích trên 1.000 quy trình, góp phần phân tích xu hướng và phát hiện những vấn đề bất thường trong sản xuât.

Hoạt động này đã giúp nhà máy nâng cao năng suất và chất lượng rõ rệt cụ thể là giảm tới 60% thời gian dây chuyền tạm ngưng vận hành và giúp tiết kiệm đến 10 triệu kWh năng lượng điện tiêu thụ hằng năm.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm