| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam tăng gấp đôi xuất siêu tới thị trường CPTPP

Chủ Nhật 26/01/2025 , 15:00 (GMT+7)

Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với thị trường CPTPP năm 2024 ước đạt 102,1 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2023.

Các sản phẩm như thủy sản, may mặc, da giày... hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP. Ảnh: TTXVN.

Các sản phẩm như thủy sản, may mặc, da giày... hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP. Ảnh: TTXVN.

Thông tin được Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, đồng thời nhấn mạnh, rằng Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giúp xuất siêu của Việt Nam tới khối này lên tới 9,4 tỷ USD trong năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 4,7 tỷ USD của năm 2023.

Những thị trường khu vực châu Mỹ như Canada, Mexico và Peru - các quốc gia Việt Nam mới thiết lập quan hệ hiệp định thương mại - nằm trong nhóm tận dụng sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi cao nhất.

Với khối thị trường châu Á, châu Đại Dương, Bộ Công thương nhận xét, Hiệp định CPTPP là đòn bẩy đẩy tăng trưởng, nhất là với một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, New Zealand. Nguyên do bởi các nước này đã ngay lập tức cắt giảm thuế quan nhập khẩu với nhiều mặt hàng quan trọng như gỗ, nông thủy sản.

Cụ thể, về các mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường CPTPP đạt 555,8 triệu USD, tăng tới 74,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng đạt mức tăng trưởng 26%; rau quả tăng 20,6%; cao su tăng 118%...

Đặc biệt, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường CPTPP, với kim ngạch ước đạt 7,12 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm trước.

Dù từng bước nâng cao giá trị xuất khẩu, thị trường CPTPP cũng đang đặt ra không ít thách thức. Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada nhấn mạnh đến vấn đề sản xuất bền vững.

Ngay từ năm 2015, Canada đã đưa mục tiêu sản xuất và tiêu dùng trách nhiệm vào lộ trình phát triển bền vững nhằm sản xuất sử dụng ít tài nguyên hơn. Quốc gia này đã ban hành chính sách khuyến khích xe điện và các phương tiện không phát thải, đồng thời khuyến khích tái sản xuất, tái tân trang, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm.

Thị trường Bắc Mỹ cũng có xu hướng thay thế các sản phẩm cùng loại nhập từ xa bằng cách tìm các nguồn cung từ các thị trường gần. Đồng thời, chú trọng tìm kiếm các đối tác nhập khẩu có cùng mối quan tâm, cùng năng lực với mình. Ví dụ da giày, dệt may, nội thất đều phải quan tâm sản xuất xanh, sản xuất sạch, sử dụng vật liệu tái chế…

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cam kết hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào sân chơi CPTPP. "Bộ Công thương đang xây dựng hệ sinh thái phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương để hỗ trợ một cách toàn diện", ông nhấn mạnh.

Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Sau 6 năm thực thi, CPTPP được đánh giá là một trong những FTA mang lại hiệu quả cao cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cùng với EVFTA. 

Vào ngày 15/12/2024 vừa qua, CPTPP chính thức có hiệu lực với Vương quốc Anh. Hiện 12 nền kinh tế thành viên của khối chiếm 15% tổng GDP thế giới, với dân số hơn 500 triệu người.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

ThaiBinh Seed trao 100 suất quà Tết cho người nghèo

Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) vừa tổ chức trao quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất