| Hotline: 0983.970.780

Nestlé Việt Nam vào Top 10 doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất

Thứ Năm 28/11/2019 , 15:29 (GMT+7)

Nestlé Việt Nam vừa vào Top 10 Bảng công bố các doanh nghiệp bền vững năm 2019 trong lĩnh vực sản xuất, do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức.

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN-MT trao chứng nhận Top 10 cho Nestlé Việt Nam.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Nestlé Việt Nam được vinh danh tại sự kiện tôn vinh các doanh nghiệp đi đầu trong thực hiện phát triển bền vững, theo tinh thần kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững do Chính phủ ban hành.

Để trở thành doanh nghiệp Top 10 của Bảng công bố các doanh nghiệp bền vững năm 2019 trong lĩnh vực sản xuất, Nestlé Việt Nam đáp ứng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) 2019 gồm 98 chỉ tiêu ở 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - môi trường, trong đó 90% là các chỉ tiêu tuân thủ pháp luật.

Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam chia sẻ: “Vinh dự là một trong những doanh nghiệp bền vững tiêu biểu của Việt Nam nhiều năm liền, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng lan tỏa các giá trị và cùng thực hiện các mục tiêu vươn đến một tương lai phát triển bền vững hơn”.

Hướng tới sản xuất xanh, không xả thải ra môi trường, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, trong những năm qua, Nestlé Việt Nam đã tích cực chuyển đổi mô hình sản xuất với kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, tất cả các nhà máy của Nestlé tại Việt Nam đã đạt mục tiêu “Không xả thải ra môi trường trong sản xuất” thông qua hoạt động tái chế, tái sử dụng nước thải, chất thải.

Nestlé đưa ra cam kết đến năm 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được và kiên định với những nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu này qua hàng loạt các sáng kiến, thông qua các hoạt động hợp tác, phối hợp với nhiều tổ chức môi trường của Chính phủ và trong nhiều lĩnh vực.

Song song với hoạt động bảo đảm môi trường bền vững trong sản xuất, Nestlé Việt Nam với dự án NESCAFÉ Plan triển khai từ năm 2011 đã góp phần phát triển canh tác cà phê bền vững, góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân lên 30%, giảm 40% lượng nước tưới, giảm 20% phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đảm bảo một môi trường canh tác nông nghiệp bền vững.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm