| Hotline: 0983.970.780

Chuyên gia cảnh báo 'bong bóng' bất động sản quay lại

Thứ Tư 06/01/2021 , 20:54 (GMT+7)

Trước việc giá bất động sản trong cả nước tăng cao một cách bất thường, các chuyên gia cảnh báo mức giá hiện nay không phản ánh đúng giá trị thật của thị trường.

Từ Bắc vào Nam, nơi đâu cũng có hiện tượng giá bất động sản (BĐS) tăng cao, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, thu nhập của người lao động giảm.

Giá tăng cao bất thường

Điển hình như thị trường BĐS Quảng Ninh, Hải Phòng. Từ đầu năm, dù xảy ra dịch COVID-19, giá nhà ở tại 2 địa phương này vẫn không hạ nhiệt. Tại Quảng Ninh, lực hấp thụ mạnh ở loại hình nhà chung cư, còn Hải Phòng là đất nền. Mới đây, các doanh nghiệp BĐS tại Vân Đồn (Quảng Ninh) đã khởi động lại một số dự án đô thị, khiến thị trường sôi động trở lại, giá đất tăng 3-5 triệu đồng/m2 so với thời điểm cuối năm 2019.  

Tại thị trường Bắc Ninh và Bắc Giang, giá đất nền hiện tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, giao dịch chủ yếu là hoạt động mua đi bán lại, lượng sản phẩm mới rất hạn chế. Có hiện tượng môi giới và một số nhà đầu tư "thổi giá, lướt sóng".

Riêng ở Hà Nội, mức giá tại các dự án tăng khoảng 5-7%. Nhiều dự án ở phía Tây có sự đột biến về giá, từ khoảng 30 triệu đồng/m2 hồi đầu năm lên 50-55 triệu đồng/m2 vào cuối quý III/2020.

Còn ở miền Đông Nam Bộ - những địa phương giáp ranh với TP.HCM, việc đầu tư sân bay Long Thành ở Đồng Nai cộng với hàng loạt cầu đường kết nối không gian phát triển các tỉnh miền Đông đã tạo nên làn sóng thực sự sôi động.

Giá đất tại khu vực Long Thành hồi năm 2019 dao động khoảng 12-14 triệu đồng/m2, thì ngay đầu năm 2020 được đẩy lên bình quân 22 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, giá BĐS tại TP. HCM có mức tăng cao nhất cả nước. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, nếu như ở quý I/2017, giá bán căn hộ trung bình tại khu vực quận 2, 9 và Thủ Đức vào khoảng 29 triệu đồng/m2, đã tăng lên 38 triệu đồng/m2 vào quý IV/2018 và tiệm cận 41 triệu đồng/m2 vào quý cuối năm 2019. Đối với đất nền, hồi đầu năm 2020, chủ đầu tư Tập đoàn Vạn Phúc bán sản phẩm shophouse có diện tích 140 m2 với giá từ 24 tỷ đồng/căn, thì đến đầu tháng 12/2020 đã điều chỉnh lên gần 33 tỷ đồng/căn.

Tại Bình Dương, giá căn hộ cũng bị đẩy lên cao, bình quân 25-30 triệu đồng/m2 vào năm 2019, đến quý III/2020 được đẩy lên 30-35 triệu đồng/m2. 

Còn tại Cần Thơ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng thị trường BĐS vẫn rất sôi động. Các dự án gần trung tâm thành phố, gần lộ lớn có mức giá 40-60 triệu đồng/m2; dự án nằm tiếp giáp lộ nhỏ từ 19-30 triệu đồng/m2, tăng khoảng 7% so với năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam thốt lên: "Chưa bao giờ làng trên xóm dưới tại Hà Nội mua bán BĐS nhộn nhịp như hiện nay, hôm trước tăng lên 1 triệu, hôm sau quay lại đã tăng 2 triệu". Đồng thời cho rằng, đây là hiện tượng tăng bất thường, khó kiểm soát được do giới đầu cơ đẩy giá.

Nhà đầu tư nên thận trọng

Trước việc giá BĐS trong cả nước tăng cao, trong khi kinh tế khó khăn, dòng tiền vào BĐS thắt chặt, lãi suất ngân hàng giảm, nhiều chuyên gia lo ngại "nhà nhà lại đổ vào đầu tư BĐS", nhu cầu thật thì ít, dễ dẫn đến nguy cơ "vỡ bong bóng”.

Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, giá BĐS đang đối mặt với nhiều áp lực. Giá chung cư ở các đô thị lớn bị đẩy lên ngưỡng trần, thậm chí có đôi chút "bong bóng", đặc biệt là phân khúc chung cư cao cấp, dẫn đến tỷ lệ tiêu thụ chậm.  

Giá đất đai ở các địa phương bị đẩy tăng mạnh, nhiều nơi vượt ngưỡng giá trị thật của thị trường. Trong giai đoạn vừa qua, hầu hết phải điều chỉnh cho phù hợp để lôi kéo lực cầu thị trường trở lại.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Tuấn, nhìn vào thực tế GDP và thu nhập bình quân đầu người trong thời điểm dịch Covid-19 cho thấy nhu cầu về nhà ở chắc chắn sẽ giảm. Biểu hiện là cả loại hình nhà để bán và nhà cho thuê đều có lượng hấp thụ giảm. 

Thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, tỷ lệ hấp thụ quý III và 9 tháng năm 2020 chỉ đạt 35,5%. Với phân khúc nhà cho thuê, theo số liệu mới nhất của Savills, tỷ lệ người thuê giảm 50% so với thời điểm trước dịch.

“Thời gian qua, giá BĐS tăng khá mạnh là rất vô lý. Rõ ràng, giá BĐS đang không phản ánh giá trị thật, tiềm ẩn nguy cơ "vỡ bong bóng” là rất  lớn”, ông Tuấn nói.

Một số chuyên gia BĐS cho rằng, việc giá nhà đất gần đây tăng cao thể hiện sự bất thường của thị trường. Trong khi nhu cầu giảm, thu nhập giảm, các chi phí tiết giảm thì giá nhà lại tăng. Việc hạn chế quỹ đất sạch tại các thành phố có thể nói lên sự “bất thường” về giá. Tuy nhiên tại các tỉnh, “đất rộng người thưa”, giá cũng tăng “phi mã” là điều không bình thường.

“Ngay bây giờ, cần phải siết chặt lại thị trường, ngăn chặn các hoạt động đầu cơ, "thổi giá" để thị trường có thể trở về đúng giá trị thực”, một chuyên gia khuyến cáo. 

Mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS, từ thực tiễn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo, các đơn vị  cần làm tốt công tác dự báo cung - cầu, trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cho từng sản phẩm, nắm chắc tình hình, diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng "sốt giá" và "bong bóng" BĐS trên cả nước. 

(Kiến thức gia đình số 53)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm