| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 04/02/2010 , 07:15 (GMT+7)

07:15 - 04/02/2010

Chuyện những cây đào nở sớm

Những cây đào nở bung hết hoa từ rằm tháng Chạp, và dự đoán đến khoảng 25 tháng Chạp thì không còn một cái nụ nào trên cây không thành hoa, đã lấy đi không biết bao nhiêu là nước mắt của người trồng đào.

Những cây đào nở bung hết hoa từ rằm tháng Chạp, và dự đoán đến khoảng 25 tháng Chạp thì không còn một cái nụ nào trên cây không thành hoa, đã lấy đi không biết bao nhiêu là nước mắt của người trồng đào. Những ngày này, hầu như trên khắp các vùng đào nổi tiếng, cũng như những chợ hoa, đâu đâu cũng thấy những bộ mặt héo như dưa, những lời mời gần như là những lời van xin của chủ đào và những bộ mặt thờ ơ của khách chơi hoa quanh những cây đào nở sớm rất vô duyên.

Hoa đào nở sớm.

Chưa năm nào biểu tượng của mùa xuân là cây đào lại bị chối bỏ như năm nay. Nói cách khác, chưa có một mùa đào nào thất bại như năm nay. Người trồng đào nhìn thấy hàng trăm triệu đồng ra đi theo những cây đào nở sớm nhưng không có cách gì níu kéo những bông hoa hãy nở chậm lại một hai ngày.

Nguyên nhân là do dự đoán rằng năm nay sẽ rét nhiều. Rét nhiều thì đào phát triển chậm, nên người trồng đào đã tuốt lá sớm hơn mọi năm. Và hậu quả như đã thấy.

Vì sao như vậy?

Thứ nhất là người trồng vẫn làm theo cách truyền thống, đoán thời tiết theo kinh nghiệm dân gian, như “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” hay “cỏ gà thâm thì nắng, cỏ gà trắng thì mưa”. Những kinh nghiệm ấy vẫn được coi là bất di bất dịch mà không biết rằng thời tiết ấy chỉ đúng trong một thời, khi sự cân bằng sinh thái là tuyệt đối, trong khi thực tế thì thời tiết bao giờ cũng là hệ quả của hàng loạt biến đổi như biến đổi khí hậu, bất ổn về môi trường. Nói tóm lại, chúng ta mới có những người nông dân có kinh nghiệm chứ chưa có những nông dân có kiến thức. Nói như một nhà doanh nghiệp, là chúng ta có người làm ruộng chứ chưa có nghề làm ruộng.

Thứ hai, là cơ quan dự báo đã không hề có những dự báo về thời tiết trong mùa đông để có thể giúp người nông dân định hướng trong việc trồng trọt. Cuối cùng người làm nông nghiệp đành mò mẫm.

Khi người Pháp bắt đầu đưa công nghiệp vào để khai thác thuộc địa ở Việt Nam cũng như các thuộc địa khác của họ, một nhà khoa học đã nói: “Chỉ một cái đinh thôi, cũng mang trong mình nó biểu tượng của công nghiệp”.

Câu nói đó có giá trị khái quát rất cao. Và từ đó, có thể thấy như ngày nay, một bông hoa đào nở sớm hay nở muộn, cũng mang trong nó cả một vấn đề, đó là kiến thức trong trồng trọt. Mà kiến thức, đó chính là chỉ số, là bản chất của một nền nông nghiệp hiện đại mà lâu nay, chúng ta vẫn nói đến nhưng chưa có ai bàn đến nó một cách thấu đáo.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm