| Hotline: 0983.970.780

Cienco 4 sa lầy tại Nghệ An: Do thời thế hay cơ chế bóp nghẹt?

Thứ Sáu 26/02/2021 , 11:01 (GMT+7)

Không đơn thuần Cienco 4 từ bỏ một phần dự án điểm Khu đô thị Long Sơn sau khi đầu tư nhiều công sức lẫn tiền bạc, đằng sau đó là cả vấn đề…

Khu đô thị Long Sơn là đòn bẩy đưa thị xã Thái Hòa cất cánh. Ảnh: Việt Khánh.

Khu đô thị Long Sơn là đòn bẩy đưa thị xã Thái Hòa cất cánh. Ảnh: Việt Khánh.

Quýt làm cam chịu

Dự án Khu đô thị Long Sơn không chỉ nâng tầm diện mạo thị xã Thái Hòa (Nghệ An), xa hơn còn nhằm tạo động lực phát triển cho toàn dãi đất Phủ Quỳ màu mỡ vốn đang ngủ vùi trong giấc ngủ đông.

Cần làm rõ, Dự án Khu đô thị Long Sơn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 4084/Q Đ-UBND ngày 06/9/2017. Cienco 4 được đối ứng quỹ đất 28 ha để triển khai sau khi đã hoàn thiện Dự án “Đầu tư xây dựng Cầu Hiếu 2 và đường 2 đầu cầu theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) tại địa bàn thị xã Thái Hòa” với nguồn kinh phí trên 200 tỷ đồng.

Tiềm năng là thế nhưng chẳng ai dám mạnh miệng khẳng định “mối lương duyên” đã cho hoa thơm trái ngọt, chí ít là ở thời điểm này.

Trong tổng thể 4 Khu đô thị thuộc dự án “điểm”, đến nay mới chỉ Long Sơn 2 hoàn thành công tác GPMB. Khu đô thị Long Sơn 4 đã phê duyệt phương án chi tiết cho 22 hộ gia đình, trường hợp của ông Phùng Xuân Kiên chưa nhận tiền bàn giao mặt bằng, hội đồng đã tính phương án hỗ trợ khác nhưng gia đình không đồng ý, đồng thời đề nghị phải tính theo phương án BTHT.

Dù vậy quá trình GPMB gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là 2 Khu Long Sơn 1 và 3. Ảnh: Việt Khánh.

Dù vậy quá trình GPMB gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là 2 Khu Long Sơn 1 và 3. Ảnh: Việt Khánh.

2 Khu còn lại vô cùng mờ mịt. Qua tìm hiểu, Long Sơn 1 có 14.3 ha diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án (đất ở, đất vườn 3.374,3 m2  m2; đất nông nghiệp 118.841,9 m2; đất UBND phường quản lý: 21.233,8 m2); có 267 hộ gia đình liên đới với tổng giá trị GPMB gần 35 tỷ đồng.

Tại khu này, UBND thị xã thái hoà đã phê duyệt để chi trả tiền BTHT cho 252 hộ nhưng chỉ 248 hộ nhận tiền bàn giao mặt bằng (trên 29 tỷ 400 triệu đồng). 4 gia đình còn lại chưa thống nhất về phương án GPMB. Đáng nói hơn, tại Long Sơn 1 có đến 16 thửa đất chưa phê duyệt phương án chi tiết, hiện hội đồng GPMB đang tiến hành từng bước nhằm gỡ bỏ nút thắt này.

Về phần Long Sơn 3, hiện có trên 4.900 m2 của các hộ gia đình, cá nhân chưa phê duyệt phương án GPMB…

Trách nhiệm thuộc về ai?

Với tư cách là Chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco 4 có một phần trách nhiệm khi dự án tiến độ kéo dài, tuy nhiên nếu đổ vấy tất cả lên Cienco 4 là phiến diện, nhìn rộng ra nguồn cơn xoay quanh công tác quản lý đất đai vô cùng yếu kém đến từ chính quyền sở tại và các cơ quan chuyên môn.

Là một dự án điểm nhưng dường như các bên không thực sự “sẵn sàng” khi xắn tay vào cuộc, bằng chứng là hàng loạt cơ sở pháp lý đã được viện dẫn (UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quy hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết định số 4084/Q Đ-UBND ngày 06/9/2017; Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của thị xã Thái Hòa được phê duyệt tại Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 22/3/2017; Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 16/NQ.HĐND ngày 20/12/2017 của HĐND tỉnh…) nhưng văn bản cứ ra còn thực tế vẫn rối như tơ vò.

Sở dĩ Cienco 4 không thể nhận đủ quỹ đất theo cam kết là do nhiều diện tích bị cấp “trùng” với hàng loạt dự án trước đó, mặc dù đã khẩn trương có động thái nhằm sớm gỡ bỏ nút thắt nhưng việc “hội đàm” với các bên liên quan, đặc biệt là Công ty Cổ phần thương mại Hồng Hà không mang lại kết quả như mong đợi.

Về phía thị xã Thái Hòa, nhận thức được hậu quả nhãn tiền nên đã triển khai một số phương án chỉ đạo. Điển hình như kết luận của Chủ tịch UBND Phạm Chí Kiên tại thông báo số 167/TB-UBND ngày 23/9/2019. Hay như thông báo số 67/TB-UBND ngày 28/4/2020 giải quyết các vấn đề có liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4; thông báo số 52/TB-GPMB ngày 31/3/2020 giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác GPMB và bàn giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án các khu đô thị…

Không thể chờ đợi thêm, Cienco 4 đã chuyển nhượng toàn bộ Khu đô thị Long Sơn 2 và một phần Long Sơn 4 cho đối tác tiềm năng hơn. Ảnh: Việt Khánh.

Không thể chờ đợi thêm, Cienco 4 đã chuyển nhượng toàn bộ Khu đô thị Long Sơn 2 và một phần Long Sơn 4 cho đối tác tiềm năng hơn. Ảnh: Việt Khánh.

Có động thái, có sự vào cuộc nhất định nhưng khúc mắc vẫn tiếp diễn. Nhận thấy mức độ rủi ro quá lớn, quý 4/2020 Tập đoàn Cienco4 đã tính đường rút khi chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu đô thị Long Sơn 2 và một phần Long Sơn 4 cho đối tác khác. Riêng Long Sơn 1 và Long Sơn 3, sẽ dựa vào diễn biến tình hình thực tế để tùy cơ ứng biến.

Trao đổi với PV NNVN, phía thị xã Thái Hòa cho biết mấu chốt là quá trình quản lý, giám sát đất đai trước đây thiếu chặt chẽ do dự án dàn trải quá nhiều, hệ lụy xuất phát từ đây mà ra.

Sự tình đã rõ, thay vì giơ cao đánh khẽ tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo xử lý nghiêm, qua đó tránh tạo ra tiền lệ xấu về sau.

Theo dõi xuyên suốt dễ thấy chủ trương cấp quỹ đất đối ứng cho Cienco 4 thực sự có nhiều thiếu sót, đặc biệt là khâu khảo sát ban đầu. Một dự án điểm nhưng làm đến đâu phải gỡ đến đây là điều tối kị, việc này chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, xa hơn là môi trường đầu tư của chính địa phương này.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm