| Hotline: 0983.970.780

Cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Thứ Hai 09/09/2024 , 18:01 (GMT+7)

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản số 7417/NHNN-TD gửi Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Giám đốc giảm lãi cho khách hàngNHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.

Theo văn bản trên, từ ngày 6/9 đến nay, cơn bão Yagi đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là các TCTD) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện ngay các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

Cụ thể, đối với các TCTD, cần chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành.

Đồng thời, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 và Thông tư 25/2018/TT-NHNN ngày 24/10/2018 của NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 và Quyết định 08/2021/QĐ-TTg ngày 11/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Cùng với đó, tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để động viên người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh; thực hiện công tác an sinh xã hội đối với các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão này.

Nhiều địa phương bị thiệt hại năng do sức tàn phá của siêu bão Yagi.

Nhiều địa phương bị thiệt hại năng do sức tàn phá của siêu bão Yagi.

Đối với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, đầu mối chỉ đạo các TCTD trên địa bàn, cần khẩn trương triển khai hỗ trợ khách hàng để góp phần khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành trên địa bàn tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố các giải pháp để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại, các khu vực bị thiệt hại do cơn bão số 3.

Đồng thời, các TCTD được yêu cầu đánh giá thiệt hại vốn vay của khách hàng và kết quả bước đầu triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng trên địa bàn, báo cáo NHNN trước ngày 20/9/2024; Định kỳ hằng tháng báo cáo kết quả triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng trên địa bàn.

Cơn bão số 3 là cơn bão lịch sử đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, tạo ra nhiều kỷ lục "đau lòng".

Đây là cơn bão có sức gió mạnh nhất trên thế giới ghi nhận đến thời điểm này trong năm 2024; cơn bão tăng cấp nhanh nhất trong lịch sử các cơn bão ở Việt Nam (trong 8 tiếng tăng lên 4 cấp từ cấp 12 lên cấp 16). Đồng thời, là cơ bão có thời gian hoành hành khi đổ bộ vào đất liền dài nhất (bão gần như đứng im hơn 5 tiếng đồng hồ khi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng)...

Đến sáng 9/9, đã ghi nhận 24 người chết, 250 người bị thương. Hệ thống hạ tầng điện, viễn thông ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị đứt quãng, mới chỉ khôi phục được một phần.

Nhiều nhà thấp tầng có mái tôn bị bay mái. Nhiều công sở, trường học, trạm y tế... bị thiệt hại nặng. Số lượng cây xanh đô thị bị gãy đổ lớn (Hạ Long, Quảng Ninh 90%, Hà Nội 10% tổng số cây xanh bị đổ). Diện tích rừng bị ảnh hưởng, thiệt hại gần 1 triệu ha.

Về sản xuất nông nghiệp, diện tích lúa thiệt hại gần 100.000ha, trong đó 20.000ha có nguy cơ mất trắng. Diện tích chuối thiệt hại 100%, cây ăn quả có múi cơ bản thiệt hại hết...

Xem thêm
Ấn Độ sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su, cơ hội cho Việt Nam

Hiện ngành công nghiệp ô tô, sản xuất thiết bị y tế của Ấn Độ đang ghi nhận tăng trưởng tích cực, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên tăng.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

VMC Việt Nam tặng thuốc sát trùng tại vùng lũ Yên Bái, Lào Cai

Công ty VMC Việt Nam phối hợp cùng các doanh nghiệp, đối tác trao tặng thuốc sát trùng tại huyện Trấn Yên (Yên Bái) và Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai).

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất