| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 06/01/2019 , 17:56 (GMT+7)

17:56 - 06/01/2019

Có hay không Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ở trên chuyến bay “quý bà” được xe biển xanh đón tận cửa ra máy bay?

Việc Bộ trưởng bay từ TP HCM ra Hà Nội vào lúc 17h00 như công văn của bộ theo lịch trình công tác xem chừng là phi lý.

Chiều ngày 4/1/2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho ông Lê Triệu Dũng tại Hà Nội. Nhưng công văn của Bộ Công Thương lại cho biết thời gian này Bộ trưởng đang công tác ở TP HCM?
 
Liên quan đến thông tin dư luận xôn xao về việc "quý bà" được xe biển xanh đón tận cầu thang cửa ra máy bay, Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết, ngày 3/1, đơn vị này nhận được công văn của Văn phòng Bộ Công Thương về việc đón tiễn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
 
Theo công văn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ đi công tác tại TP.HCM từ ngày 3-4/1/2019.
 
Cụ thể, nội dung công văn nêu: Theo chương trình công tác của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ đi công tác tại TP.HCM từ ngày 3-4/1/2019. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ rời TP.HCM đi Hà Nội lúc 17h00 ngày 4/1 trên chuyến bay VN262 của hãng Vietnam Airlines.
 
Tuy nhiên, trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương và nhiều tờ báo đăng tải, chiều ngày 4/1/2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trao Quyết định số 4789/QĐ-BCT (ngày 24/12/2018) bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho ông Lê Triệu Dũng - nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) ở trụ sở tại Hà Nội. 
 
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao Quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại chiều 4/1/2019, tại Hà Nội.
 
Thế nhưng theo nội dung công văn về lịch công tác của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ngày 3-4/1/2019, Bộ trưởng làm việc ở TP HCM, và đến 17h00 mới bay ra Hà Nội. 
 
Trên website của hãng hàng không Vietjet đăng tải: Thông thường, thời gian bay từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và ngược lại, tính từ thời điểm lên máy bay trung bình khoảng 2 giờ đồng hồ, chưa kể thời gian làm thủ tục kiểm tra, chờ và lên máy bay.
 
Giả sử, nếu thời gian bay từ TP HCM ra Hà Nội mất 2 giờ gồng hồ, thì thời điểm Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có mặt ở Hà Nội đã là 19h00. Khung giờ này theo quy ước không ai gọi là giờ chiều mà đã chuyển sang giờ tối.
 
Đó là chưa kể, thời gian di chuyển từ sân bay về trụ sở Bộ Công Thương để trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho ông Lê Triệu Dũng thì khó có thể gọi đó là giờ chiều.
 
Tân Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Lê Triệu Dũng phát biểu tại lễ nhậm chức do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trao Quyết định, lúc này đồng hồ phía sau hiển thị là 15h35 (ngày 4/1).
 
Một chi tiết đáng chú ý nữa là trong buổi  trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, sau khi nhậm chức, ông Lê Triệu Dũng đã đứng lên phát biểu. Phía sau ông Dũng, đồng hồ chỉ thời điểm đó là 15h35 ngày 4/1. 
 
Như vậy, việc Bộ trưởng bay từ TP HCM ra Hà Nội vào lúc 17h00 như công văn của bộ theo lịch trình công tác xem chừng là phi lý.
 
Từ những mâu thuẫn về thời gian và sự kiện trên, dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có mặt trên chuyến bay VN262 hay không? Xe biển xanh 80B - 5645 và một xe khác đến chân thang cửa ra máy bay để đón ai? 
 
Thiết nghĩ, Bộ Công Thương cần sớm chính thức lên tiếng để tránh gây xôn xao dư luận.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm