| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 12/05/2010 , 10:17 (GMT+7)

10:17 - 12/05/2010

Có những “Bồ Tát” giữa đời thường

Khi cái ác, cái xấu trong xã hội ngày một leo thang, thì những việc làm của họ được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, chẳng khác gì sự quan tâm tới những tội ác do những kẻ mất hết nhân tính như cặp vợ chồng Giang - Thơm gây ra cho cháu Hào Anh, chỉ có điều hai sự quan tâm trái ngược nhau.

Nếu tội ác do cặp Giang - Thơm gây ra đã tạo nên sự phẫn nộ và nguyền rủa trong dư luận, thì những việc làm của họ lại khiến xã hội kính phục, trân trọng và yêu mến…

Đó là lương y Phạm Thị Hồng (tên thật là Nguyễn Thị Phương Nam), công tác tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện đa khoa Hà Đông (TP Hà Nội). Năm 2008, công an đưa đến khoa của bà một bệnh nhân là phạm nhân đang thi hành án, đó là Nguyễn Đình Lợi, quê ở Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Lợi bị liệt nửa người, nhập viện trong tình trạng suy kiệt, hốc hác và đầy u uất. Hỏi chuyện, bà được Lợi kể cho nghe về vụ án của mình, anh ta và hai người nữa là Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Kiên, cùng quê, bị hai cấp toà kết tội hiếp dâm và cướp tài sản, bị tuyên phạt tổng cộng 41 năm tù, và đều đã chấp hành án được 9 năm.

Kiểm tra dương minh ở huyệt Kê phong trong người Lợi, bà Hồng phát hiện người này chưa từng quan hệ với phụ nữ, như vậy, sao toà lại kết họ tội hiếp dâm? Cảm thấy có điều uẩn khúc trong vụ án, bà đã kiên trì lần ngược lại quá trình tố tụng của vụ án từ điều tra, truy tố đến xét xử, phát hiện ra nhiều chi tiết phi lý. Và thế là bà làm đơn kêu oan cho họ, gõ cửa tới 36 cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền để kêu nài giải quyết.

Trong quá trình đi kêu oan cho 3 người không hề quen biết đó, bà đã bị rất nhiều sức ép, kể cả bị đe doạ, bị mất, bị phá tới 4 chiếc xe máy, đều là xe đi mượn (những kẻ lấy xe, phá xe của bà hình như không phải là kẻ cắp, chúng chỉ lấy, chỉ phá với mục đích làm cho bà không còn phương tiện để đi kêu), và bà đều phải đền. Tiếng kêu của bà cuối cùng đã thấu đến “trời xanh”, 3 thanh niên trên đều được VKSNDTC ra kháng nghị yêu cầu TANDTC xử phúc thẩm theo hướng tuyên bố họ vô tội, và đều được tạm đình chỉ thi hành án chờ giám đốc thẩm.

Đó là bà cụ Tim, một cụ già nghèo khổ bán nước ở ngã ba Bà Triệu - Tô Hiến Thành (TP Hà Nội). Đã hàng chục năm nay, ngày nào cụ cũng dành dụm những đồng tiền còm cõi thu nhập từ cái hàng nước nhỏ, mua thức ăn để… nuôi chim sẻ, với mục đích bảo vệ môi trường. Đàn sẻ hàng trăm con đã trở thành thân thiết với cụ, mỗi lần thấy cụ là ríu rít sà xuống đòi ăn…

Đó là ông Đỗ Văn Ái, một nông dân nghèo ở Tân An (Long An). Nhiều năm nay, ngày nào cũng như ngày nào, nắng cũng như mưa, ông kiên trì đi nhặt những chiếc đinh do bọn “đinh tặc” rải và những chiếc đinh do người đời vô tình đánh rơi trên quốc lộ, để tranh tai nạn cho người tham gia giao thông.

Và nhiều người khác nữa với những việc làm khác nữa…

Nhân dân gọi những người như bà Hồng, cụ Tim, ông Ái… là những “Bồ Tát giữa đời thường” (cũng như họ đã gọi những vị quan toà công minh, liêm khiết là “thanh thiên”). Quả đúng vậy, Bồ Tát là hiện thân của tình thương yêu chúng sinh, của sự “cứu khổ cứu nạn”. Nhưng Bồ Tát chỉ là sự tưởng tượng của trí tưởng tượng dân gian, còn những người như những người đã nêu trên là xương thịt giữa đời thường. Những việc làm của họ rất bình thường, nhưng giá trị của chúng lại không bình thường một chút nào . Và chính những việc làm bình thường ấy của họ lại có gốc từ một tình thương người bao la - một tình thương người chỉ có thể dùng chữ Bồ Tát mới diễn tả hết được.

Mong sao càng ngày càng có nhiều “Bồ Tát giữa đời thường” như vậy. Bởi nơi nào có Bồ Tát, thì nơi đó hết yêu ma.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm