| Hotline: 0983.970.780

Con người phải làm lành với thiên nhiên

Thứ Ba 28/09/2021 , 15:50 (GMT+7)

Nhiều thảm họa gây thiệt hại còn khủng khiếp hơn Covid-19 sẽ xảy ra trừ khi thế giới ý thức và kiểm soát được cơn thèm khát các nguồn lực của thiên nhiên.

Đó là một thông điệp được đúc kết lại sau hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa kết thúc.

Một vụ cháy rừng thảm khốc tại Australia kéo dài từ cuối năm 2019 sang đầu năm 2020.

Một vụ cháy rừng thảm khốc tại Australia kéo dài từ cuối năm 2019 sang đầu năm 2020.

Một báo cáo được đánh giá cao bên lề hội nghị thượng đỉnh do Đại học Harvard (Mỹ) thực hiện, nhìn vào vai trò của khoa học trong phòng chống dịch bệnh.

Nhóm tác giả cho rằng, đại dịch nào cũng có thể ngăn ngừa được từ sớm, hoặc ít ra là cũng hạn chế được tối đa thiệt hại bằng chi phí tối thiểu nếu đem so sánh với thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Họ khuyến nghị nhóm giải pháp phòng ngừa sớm, tập trung vào 3 nội dung: Bảo tồn tài nguyên rừng, ngăn chặn nạn buôn bans và tiêu thụ động vật hoang dã, nâng cao độ và diện bao phủ của an ninh sinh học vật nuôi.

Các loại bệnh lây truyền từ động vật sang người đã được chứng minh là dễ dàng đối với động vật hoang dã, với vật chủ trung gian là vật nuôi vốn tiếp xúc gần với con người. Chuỗi lây nhiễm này được “hỗ trợ” bởi các tác nhân phổ biến trên trái đất hiện nay, như phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, săn bắn và buôn bán các loài cả động và thực vật hoang dã.

Buôn bán động vật hoang dã được cho là hạ nhiệt mạnh khi dịch Covid-19 xảy ra, nhưng theo Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), lĩnh vực này lại đang nhăm nhe tăng tốc trở lại khi biên giới các quốc gia ngừng biện pháp phong tỏa, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Nhà môi trường học nổi tiếng - tiến sĩ Jane Goodall được mời phát biểu tại một diễn đàn bên lề hội nghị thượng đỉnh. Tại đây, bà cảnh báo con người phải gấp rút thay đổi lối suy nghĩ và cách hành xử với thiên nhiên. “Sức khỏe của chúng ta, sự thịnh vượng trong cuộc sống của chúng ta luôn nằm trong mối quan hệ mật thiết và không thể chia tách được với sức khỏe lẫn sự an toàn của môi trường mà chúng ta sống trong đó”, bà nói.

Bà Goodall gắn đại dịch Covid-19 với cách ứng xử vô trách nhiệm đến mức tàn phá thế giới tự nhiên lẫn việc khai thác vô tội vạ nguồn lợi động vật hoang dã lẫn vật nuôi bản địa.

“Chính chúng ta đã tạo ra các điều kiện thuận lợi để dịch bệnh lây lan. Giới khoa học về bệnh động vật đã đưa ra cảnh báo từ lâu nhưng không đường lắng nghe, và giờ thì chúng ta đang phải trả giá”, bà nói.Báo cáo của Đại học Harvard viết rằng, chỉ có khoảng 4 tỷ USD được chi ra hàng năm trên cả thế giới cho các hoạt động phòng chống tàn phá thiên nhiên. Trong khi đó, các nguồn chưa đầy đủ ước tính đại dịch Covid-19 gây thiệt hại kinh tế toàn cầu lên tới 11.000 tỷ USD.

“Chúng ta mà góp được 22-31 tỷ USD mỗi năm cho các hoạt động phòng chống thì quả là một chuyển biến hoàn hảo”, theo tiến sĩ Aaron Bernstein chuyên về lĩnh vực phòng ngừa đại dịch tại Trường Y tế công T.H. Chan thuộc Đại học Harvard. “Mỗi đồng tiêu cho bảo tồn thiên nhiên là một đồng chi bảo vệ chính chúng ta”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.