| Hotline: 0983.970.780

Còn tàu cá vi phạm thì khó thuyết phục gỡ được thẻ vàng

Thứ Năm 13/08/2020 , 18:28 (GMT+7)

“Vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì khó mà thuyết phục châu Âu gỡ bỏ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản của Việt Nam”.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đến làm việc với tỉnh Kiên Giang, ngày 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đến làm việc với tỉnh Kiên Giang, ngày 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với tỉnh Kiên Giang về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) và công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chăn nuôi thú y trên địa bàn.

Tuyên truyền đi đôi với xử phạt

Ông Lâm Minh Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng các sở ngành liên quan tiếp và làm việc với đoàn. Buổi sáng, đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành) và thăm một số cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ phải qua), kiểm tra công tác đầu tư, mở rộng cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (thứ 2 từ phải qua), kiểm tra công tác đầu tư, mở rộng cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT KIên Giang cho biết, mặc dù thời gian qua các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp phòng chống khai thác IUU, đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Nhất là chưa thể ngăn chặn được triệt để tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động ngư dân, cũng như triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý vi phạm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (đứng giữ), kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (đứng giữ), kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Thao, Kiên Giang có vùng biển rộng hơn 63 ngàn km2, bờ biển dài 200 km, có 5 quần đảo với hơn 143 đảo lớn nhỏ, nhiều đảo có dân sinh sống, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Nghề khai thác thác thủy sản của khá phát triển, toàn tỉnh hiện có 9.849 tàu cá, trong đó tàu có chiều dài từ 15 m trở lên là 3.991 chiếc. Nghề khai thác của ngư dân Kiên Giang đa dạng, nhưng tập trung vào 2 nghề chiếm tỉ trọng lớn là lưới kéo và lưới rê.

Ngư trường hoạt động truyền thống của tàu cá Kiên Giang là vùng biển Tây, vịnh Thái Lan. Nhưng trong những năm gần đây, do phát triển nhiều tàu lớn nên một số tàu đã chuyển sang ngư trường biển Đông và vùng giáp ranh với các nước trong khu vực. Sản lượng khai thác hàng năm của tỉnh chiếm khoảng 16% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước và trên 40% sản lượng khai thác của ĐBSCL.

Tuy nhiên, nghề cá hiện đang gặp không ít khó khăn, cấu trúc của ngành thủy sản chưa hợp lý (khai thác thủy sản chiếm tỷ lệ cao trên 70% so với nuôi trồng), sản lượng khai thác lớn nhất cả nước nhưng chất lượng thấp, giá trị gia tăng không cao. Đặc biệt là tình trạng tàu cá khai thác trái phép tại các vùng biển nước ngoài chưa được chấm dứt, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành khai thác thủy sản địa phương, cũng như đến công tác chống khai IUU.

Cụ thể, theo số liệu của các cơ quan chức năng, từ năm 2019 cho đến nay, đã có 132 tàu cá của ngư dân Kiên Giang, với hơn 1 ngàn người vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác khoáng sản trái phép. Riêng 7 tháng đầu năm 2020 là 34 tàu cá vi phạm.

Để triển khai thực hiện các quy định mới của Luật Thủy sản một cách đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Thành lập tổ thông tin tuyên truyền về Luật Thủy sản và các văn bản chống khai thác IUU, tổ chức 32 lớp tuyên truyền, phổ biến về Luật Thủy sản cho ngư dân, cấp phát hàng ngàn bộ tài liệu về ghi nộp báo cáo khai thác, nhật ký khai thác và các quy định về các hành vi khai thác bất hợp pháp.

Tính đến ngày 31/7/2020, toàn tỉnh Kiên Giang đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.454/3.862 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, còn khoảng 10% chưa lắp thiết bị là 408 tàu.

Tái cấu trúc chăn nuôi

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn heo theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học. Tuy nhiên, công tác tái đàn hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu một con giống và giá tăng cao, người chăn nuôi còn e dè vì lo sợ dịch bệnh tái phát trở lại.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (ngoài cùng, bên trái), kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (ngoài cùng, bên trái), kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Lĩnh vực thủy sản, Kiên Giang đã tham gia chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm thương phẩm và cá tra phục vụ xuất khẩu năm 2020 của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 công ty được chấp nhận tham gia chương trình, gồm Công ty CP Thủy sản Trung Sơn (huyện Kiên Lương) và Công ty CP thực phẩm BIM - Chi nhánh Kiên Giang (huyện Giang Thành).

Ngoài ra, ngành chức năng còn hỗ trợ Công ty CP Thủy sản Trung Sơn sản xuất tôm an toàn dịch bệnh, phục vụ xuất khẩu theo tiêu chuẩn của OIE và thị trường Úc. Hỗ trợ Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang xây dựng cơ sở sản xuất tôm an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đánh giá, Kiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác cũng như sản lượng khai thác hàng năm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là tỉnh có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều nhất. Qua kiểm tra, hiện đang có trên 1 ngàn tàu cá của Kiên Giang đang bị mất kết nối với trạm bờ, trong khi đó vẫn còn trên 400 tàu chưa được lắp thiết giám sát bị hành trình theo quy định. Tình trạng tàu cá vi phạm vi khai thác vùng biển trong nước cũng xảy ra nhiều, cụ thể là tàu được cấp phép khai thác khơi nhưng lại hoạt động trong vùng lộng.

Theo ông Hùng, ngành chức năng cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng lao động trên tàu cá, nhất là việc sử dụng lao động trẻ em. Đây là vấn đề mà các nước châu Âu và Ủy ban Thương mại Mỹ đang rất quan tâm và sẽ có chế tài xử lý.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, kiểm tra hệ thống giám sát tàu cá, tại Chị cục Thủy sản Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, kiểm tra hệ thống giám sát tàu cá, tại Chị cục Thủy sản Kiên Giang, sáng 13/8. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lâm Minh Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, thời gian qua tỉnh tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, cũng như mạnh tay trong xử lý những tàu cá vi phạm. Cụ thể, có những vụ vi phạm vùng biển nước ngoài đã ra quyết định xử phạt lên đến gần 1 tỷ đồng và tịch thu tàu cá. Tuy nhiên,nhiều ngư dân cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, nguồi lợi thủy sản cạn kiệt, khai thác không hiệu quả. Vì vậy, tỉnh cũng đang xem xét để có những chính sách hỗ trợ, như làm việc với ngân hàng để khoanh, dãn nợ, hỗ trợ thêm vốn vốn lãi suất ưu đãi để tiếp tục bám biển…

Về phát triển chăn nuôi, trước khi dịch tả heo châu Phi xảy ra, tỉnh Kiên Giang có trên 34 ngàn con heo, nhưng hiện nay đã giảm chỉ còn khoảng 18 ngàn con. Vì vậy, tỉnh đẩy nhanh việc việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh, đồng thời có chính sách hỗ trợ cho vay vốn để tái đàn. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, nếu còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì khó mà thuyết phục EC tháo gỡ thẻ vàng đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Điều này đã được đoàn Thanh tra của EC khẳng định trong các chuyến làm việc tại Việt Nam. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho ngư dân, tiến tới chấm dứt tình trạng này. Hướng dẫn ngư dân ghi nhật ký trên tàu để họ làm thành thục, trở thành thói quen, giúp giúp việc truy xuất nguồn gốc được rõ ràng, chính xác. Chúng ta sẵn sàng tạo môi trường pháp lý để ngư dân hoạt động nhưng cũng cần phải thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, hiệu quả.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.