Sáng 13/7, tại TP Rạch Giá, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cà Mau tổ chức hội nghị thông qua kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện tuần tra chung chống khai thác IUU.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Đỗ Thanh Bình và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Lê Văn Sử đồng chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cà Mau cùng ký kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện tuần tra chung trên biển chống khai thác IUU. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết mục đích phối hợp, tổ chức tuần tra chung trên biển là để ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), của tổ chức, cá nhân tại vùng biển Kiên Giang và Cà Mau. Nhằm phát triển nghề cá có trách nhiệm và khai thác một cách có hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên vùng biển giữa 2 tỉnh. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng của 2 tỉnh và tạo điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác chống khai thác IUU.
Ông Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội nghị.
“Sau khi 2 tỉnh đã ký kết kế hoạch thực hiện thì yêu cầu các sở, ban ngành, lực lượng chắc năng phải làm quyết liệt, đảm bảo hiệu quả phải đạt cao hơn so với trước đây, góp phần cùng cả nước chống khai thác IUU”, ông Đỗ Thanh Bình nêu quan điểm.
Theo kế hoạch này, các sở, ngành của 2 tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt trong việc chống khai thác IUU, đặc biệt là chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân của 2 tỉnh khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nghề cá hiệu quả, bền vững và thực hiện nghiêm các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác IUU một cách hiệu quả. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về chống khai thác IUU đối với chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản…
Lực lượng chức năng của 2 bên sẽ phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân, vi phạm về khai thác IUU tại vùng biển Kiên Giang và Cà Mau, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân ra nước ngoài hoặc môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép… Tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân của 2 tỉnh khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề xuất cần có giải pháp, xây dựng phần mềm để chia sẽ thông tin chung. Vì hiện nay, công tác quản lý tàu cá còn gặp nhiều khó khăn, tàu không đăng ký, đăng kiểm hoặc bị trễ hạn, không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình còn khá phổ biến. Một số chủ tàu cố tình lẩn tránh, neo đậu ở các đảo, ở vùng biển của tỉnh khác. Có tình trạng ngư dân mua bán tàu giữa tỉnh này với tỉnh kia, rút hồ sơ nhưng không làm thủ tịch đăng ký mới lại. Nếu không có sự phối hợp giữ các tỉnh với nhau trong việc xử lý thì rất sẽ rất khó khăn.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Đỗ Thanh Bình (áo trắng) cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Lê Văn Sử trao văn bản và bắt tay cam kết phối hợp tuần tra chung trong hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển của 2 tỉnh. Ảnh: Trung Chánh.
Trước mắt, lực lượng chức năng của 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau sẽ ra quân phối hợp tuần tra chung trên biển từ tháng 7 đến hết năm 2020.
Ông Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu, trong công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát trên vùng biển, không chỉ ở vùng khơi, vùng lộng mà cần tăng cường xử lý vi phạm vùng biển ven bờ. Phối hợp không chỉ có các sở ngành mà cần có cả vai trò của các đia phương ven biển của 2 tỉnh.
UBND các huyện, thành phố ven biển phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các lực lượng chức năng của địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xác minh tàu cá vi phạm và chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước về chống khai thác IUU. Kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân lên quan để tàu cá và ngư dân địa phương tiếp tục vi phạm vùng biển nước ngoài.
QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.
HẢI PHÒNG Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã triển khai nhiều mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực tại nhiều địa phương và cho kết quả bất ngờ với doanh thu cao ngất ngưởng.
Tỉnh Vĩnh Long Các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Long vừa thả 374.000 con cá giống về tự nhiên hưởng ứng Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2025).
Một số cảng cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An mới được đầu tư nhưng không sử dụng hết công năng, có dấu hiệu xuống cấp, bồi lắng, gây khó khăn cho tàu thuyền.
BÀ RỊA - VŨNG TÀU Bà Rịa - Vũng Tàu thả hơn 1,3 triệu con giống thủy sản nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam tại huyện Xuyên Mộc và thành phố Vũng Tàu.
Kiên Giang Gần 10 triệu con giống do 100 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản đóng góp đã được thả về tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.
BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.
SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.
Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.
Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…
Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.