| Hotline: 0983.970.780

Còn vướng “ông giữ tiền”

Thứ Hai 06/08/2012 , 10:33 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có cuộc họp thảo luận lấy ý kiến lần 2 cho dự thảo mới về chính sách mua tạm trữ lúa gạo.

Cuối tuần qua, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có cuộc họp thảo luận lấy ý kiến lần 2 cho dự thảo mới về chính sách mua tạm trữ lúa gạo. 

Nông dân sẽ được vay vốn tự tạm trữ? 

Theo Cục Chế biến – Thương mại NLTS & Nghề muối, việc giao cho VFA đảm nhận việc tự mua tạm trữ như trước đây không ổn, mặc dù Hiệp hội đã chỉ đạo các đơn vị thành viên hoàn thành tốt việc mua tạm trữ về số lượng, tuy nhiên thực tế, các DN gần như không mua thóc gạo trực tiếp từ nông dân, mà đều thông qua hệ thống “hàng xáo”. Vì vậy, nông dân không được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách tạm trữ.  

Mặt khác, đa số nông dân nghèo trồng lúa sau mỗi vụ thu hoạch, đều phải bán tháo thóc gạo để lấy tiền đầu tư cho vụ mới trước khi Chính phủ ra chính sách tạm trữ, nên mặc dù giá thóc gạo có tăng lên trong và sau tạm trữ, nhưng nông dân không được lợi gì.

Điểm mới của dự thảo lần này đã nới rộng các hình thức tạm trữ theo hướng “DN trực tiếp mua lúa gạo của nông dân”. Cụ thể, Cục Chế biến – Thương mại NLTS & Nghề muối đề xuất các hình thức: Một là hộ nông dân được vay vốn của ngân hàng (được hỗ trợ 100% lãi suất) để đầu tư cho vụ mới, đồng thời tạm trữ lúa gạo ngay tại nhà. Hai là DN kinh doanh thóc gạo được vay vốn để trực tiếp mua thóc gạo của nông dân. Ba là nông dân tạm trữ thóc tại kho của DN kinh doanh thóc gạo (các DN thuộc tỉnh do Sở Công thương chỉ định, DN thuộc Hiệp hội Lương thực do Hiệp hội chỉ định).


Hầu hết các ý kiến ủng hộ cho nông dân vay vốn tạm trữ lúa, chỉ còn chờ ngân hàng có "gật" hay không

Hình thức này có hai phương án, hoặc có thể DN ký HĐ cho nông dân thuê kho tạm trữ, hoặc DN ký HĐ nhận tạm trữ và mua thóc của nông dân (nông dân gửi vào kho DN và được phép bán cho DN theo giá thị trường tối thiểu sau 1 tháng gửi kho). Thời gian tạm trữ, theo đề xuất là trong vòng 3 tháng. Trong thời gian này, nông dân và DN thực hiện tạm trữ sẽ được vay 100% vốn tương đương với giá trị của lượng thóc dự trữ nhân với giá thóc định hướng, và được hỗ trợ 100% lãi suất (đối với nông hộ, lượng thóc tối thiểu để xếp vào diện được vay vốn tạm trữ phải đạt 5 tấn/hộ).

Về khối lượng và thời điểm tạm trữ, dự thảo mới quy định đối với vụ ĐX là 1 triệu tấn, triển khai trong tháng 2 và 3 hàng năm (thay vì tập trung vào một tháng, từ 15/3 – 15/4 như hiện nay). Đối với vụ hè thu, lượng tạm trữ là 1 – 1,5 triệu tấn, triển khai trong các tháng 7; 8; 9 hàng năm (thay vì tập trung vào từ ngày 10/7 đến ngày 10/8 như hiện nay).  

Vẫn phải chờ ý “ông giữ tiền” 

Thảo luận về thời gian tạm trữ, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, theo quy định của Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2011 của Chính phủ về kinh doanh, XK lúa gạo (Nghị định 109), chỉ khi giá lúa gạo trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng mới cho phép thực hiện mua tạm trữ. Vì vậy, dự thảo mới quy định thời gian mua tạm trữ thường xuyên, tập trung vào các tháng 2; 3 (đối với vụ ĐX) và 7; 8; 9 (đối với vụ hè thu) hằng năm là không phù hợp với quy định. 

Xung quanh ý kiến này, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nêu ý kiến: Nghị định 109 không nêu rõ việc mua tạm trữ phải thực hiện cố định vào tháng nào, mà chỉ nói lúc nào giá thị trường thấp hơn giá định hướng thì trình Chính phủ xem xét thực hiện mua tạm trữ để điều tiết giá.  

Vì thế, cơ chế mua tạm trữ, cũng không nên cố định vào tháng nào như trước đây, mà chỉ nên áp dụng theo nguyên tắc “Automatic” – tức là cứ lúc nào giá thóc thị trường thấp hơn giá định hướng, không đảm bảo cho nông dân có lãi 30% giá thành, hoặc mức tồn kho lớn, thì lập tức tạm trữ ngay. Việc tạm trữ phải làm ngay lập tức, chứ không đợi lúc giá hạ lâu rồi, mới họp bàn lên xuống để “quyết” việc mua tạm trữ là không có tác dụng gì.

Về các hình thức tạm trữ, ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến - thương mại NLTS & Nghề muối đánh giá, tỉ lệ nông dân ở ĐBSCL hiện nay có khả năng tự dự trữ được lúa là rất ít, chỉ khoảng 10 – 15%. Vì vậy, trong các hình thức đề xuất, cách để nông dân ký HĐ gửi thóc vào kho DN, sau đó nông dân tự lựa chọn thời điểm để bán cho DN theo giá thị trường là tối ưu nhất. Cách làm này cũng sẽ khiến cho hệ thống thương lái ngày càng “teo tóp” lại, đồng thời sẽ giúp cho hệ thống kho, công nghệ sấy phục vụ việc dự trữ ngày càng phát triển mạnh. 

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA kiến nghị thêm: Hình thức để nông dân gửi kho DN là hướng đi khả quan. Tuy nhiên, DN cũng đủ loại DN, gặp anh DN đang lùm xùm, nông dân gửi kho vào rồi họ “chuồn” luôn thì rất nguy hiểm. Thực tế tại nhiều mô hình cánh đồng mẫu lớn vừa qua, DN mở kho cho nông dân gửi lúa, nhưng chẳng nông dân nào mặn mà. Vì vậy, những DN được phép nhận lúa gửi kho của nông dân, phải được UBND tỉnh (thông qua Sở Công thương) xác minh và chỉ định thật chặt chẽ mới có thể giúp nông dân yên tâm. 

Về mức tạm trữ, ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, số nông dân đạt được sản lượng 5 tấn thóc/vụ hiện nay ở ĐBSCL là rất lớn. Vì thế, nếu quy định mức được áp dụng tạm trữ tối thiểu đối với hộ nông dân là 5 tấn thóc/hộ thì sẽ có quá nhiều hộ nông dân thuộc diện được vay vốn tạm trữ, việc kiểm tra xác minh vay vốn sẽ vô cùng rối rắm, kém hiệu quả. Vì vậy, chỉ những hộ nông dân có sản lượng thóc cỡ 50 tấn/vụ trở lên thì mới nên được phép vay vốn tạm trữ.

Tại cuộc họp, trong khi nhiều ý kiến có vẻ thống nhất cao về hình thức tạm trữ, thì vấn đề cốt lõi nhất liên quan tới đề xuất về vốn vay cho nông dân và DN thực hiện tạm trữ vẫn còn nhiều vướng mắc. Về đề xuất cho nông dân và DN được vay vốn bằng 100% giá trị lúa cần tạm trữ và hỗ trợ 100% lãi suất, đại diện Ngân hàng Nhà nước e ngại, điều này sẽ rất khó thực hiện, bởi bản thân các ngân hàng thương mại khó mà chấp nhận cơ chế lấy tài sản cầm cố chính là lúa cần tạm trữ, bởi sẽ gặp rủi ro vì không thể nào xác minh được lượng lúa mà nông dân đăng ký tạm trữ, lẫn kiểm soát việc nông dân bán lúa lúc nào để có thể thu hồi lại vốn. 

Trước lo lắng này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định: Điều kiện để nông dân được vay vốn, đó là phải có giấy xác minh số lượng lúa do UBND xã cấp, đồng thời phải có giấy chứng nhận số lượng lúa nhập kho do DN nhận ký gửi lúa cho nông dân. Ngược lại, khi nông dân muốn bán lúa, cũng buộc phải có giấy chứng nhận của phía ngân hàng thì DN mới được xuất kho.  

“Cơ chế ràng buộc 3 bên như vậy sẽ rất thuận tiện và đơn giản cho nông dân, mà ngân hàng cũng kiểm soát được vốn. Vấn đề đáng ngại đó là các địa phương cấp xã, có nhiệt tình tham gia vào việc xác minh chứng nhận cho nông dân hay không mà thôi” – Thứ trưởng Bổng lo ngại.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm