| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 18/04/2019 , 08:32 (GMT+7)

08:32 - 18/04/2019

Công khai giám sát kiểu BOT

Trung tâm Dữ liệu giao thông đường bộ - Tổng cục Đường bộ vừa đầu tư 12,8 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng Hệ thống giám sát thu phí BOT toàn quốc.

Đây có lẽ là một tín hiệu tích cực, cho thấy ngành giao thông vận tải đã thấu hiểu được những bức xúc của người dân về sự minh bạch doanh thu các trạm BOT. Dự kiến, tháng 7-2019, toàn bộ hoạt động của 66 trạm thu phí BOT cả nước sẽ được hiển thị rõ ràng nhờ áp dụng công nghệ thông tin.

Hiện nay, mỗi trạm thu phí BOT đang có hai đơn vị kiểm soát hoạt động là chủ đầu tư BOT phụ trách thu phí làn xe mua vé lẫn làn hỗn hợp, và nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng BOO. Hai hệ thống này không liên kết với nhau cũng như không kiểm soát được nhau.

Tất cả số liệu chỉ hiển thị qua những báo cáo được trình bày sạch sẽ và đẹp mắt. Vì vậy, với Hệ thống giám sát thu phí BOT toàn quốc, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, tuyên bố: "100% xe đi qua trạm được truyền dữ liệu về hệ thống, nên chúng tôi đảm bảo cung cấp chính xác dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước như giao thông, công an, thuế. Ngoài ra, Tổng cục sẽ thông tin qua tin nhắn điện thoại cho người dân về doanh thu, lưu lượng xe tại một số trạm trọng điểm để người dân biết và giám sát”.

Thế nhưng, điều đáng băn khoăn theo lời của ông Nguyễn Văn Huyện là “nếu người dân, doanh nghiệp còn băn khoăn về số lượng xe qua trạm có thể đến Tổng cục Đường bộ để theo dõi trên hệ thống!”. Có sự trớ trêu nào chăng? Trong số tiền 12,8 tỷ đồng đầu tư cho Hệ thống giám sát thu phí BOT toàn quốc, thì chi phí phần mềm lên đến 6,7 tỷ đồng, mà chỉ để lưu trữ tại Tổng cục Đường bộ?

Người dân mua vé trạm BOT ở Nghệ An phải đi 300 cây số ra Hà Nội để “theo dõi trên hệ thống” xem đồng tiền của mình có đến đúng địa chỉ không? Người dân mua vé trạm BOT ở Đồng Nai không biết có nên mua luôn vé máy bay để ra Hà Nội “theo dõi trên hệ thống” chăng? Tại sao phần mềm 6,7 tỷ đồng không kết nối internet, để bất kỳ ai qua trạm BOT cũng dùng điện thoại thông minh hoặc máy tính để nhấp chuột chiêm ngưỡng khoản tiền mình vừa đóng góp?

Nói cho đàng hoàng, 12,8 tỷ đồng đầu tư cho Hệ thống giám sát thu phí BOT toàn quốc, ngoài việc giúp các cơ quan quản lý thêm một lần giám sát, còn giúp người dân loại bỏ nghi ngờ về gian lận tại các trạm BOT. Xây dựng Hệ thống giám sát thu phí BOT với mục tiêu khi xe qua trạm thì chỉ sau 3 giây sẽ có đầy đủ dữ liệu biển số xe, loại xe, loại vé, mã vé, thời gian xe qua, làn xe qua và hình ảnh xe qua. Thế nhưng, những dữ liệu ấy được xem như bí mật giữa Tổng cục Đường bộ với giới ông chủ BOT, thì… thật lãng phí ngân sách!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm