| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 17/01/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 17/01/2017

Công tác thiện nguyện và chính sách giảm nghèo

Đã sắp Tết! Là dịp để nhiều người, nhiều tổ chức từ thiện, gặp gỡ những người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, để làm những công việc thiện nguyện.

Họ làm việc này quanh năm.

16-53-05_thien-nguyen
Ảnh minh họa
 

Do đâu mà có nhiều người nghèo? Đất nước mình trải dài, gặp thời biến đổi khí hậu, thời tiết đảo lộn bớt thuận hòa.

Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về thiệt hại do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra. Trung bình mỗi năm có hàng trăm người thương vong và thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra là 1,9 tỷ USD tương đương 1,3% GDP.

Do biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thiên tai đặc biệt là bão, lũ, hạn hán đặc biệt gia tăng về tần suất và cường độ, gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhân dân. Bão lũ, hạn hán, lụt lội làm thất bát mùa màng, tan hoang nhà cửa. Chúng sinh ra người nghèo.

Rồi cả “nhân tai”, như thảm họa Formosa Hà Tĩnh năm vừa rồi. Ngư dân của 4 tỉnh miền Trung và gia đình họ, bị tác động trực tiếp bởi vụ xả thải từ nhà máy. Họ mất nghề, không còn sinh kế.

Các cơ quan có trách nhiệm ứng phó thì chậm rãi. Họ trở thành người nghèo. Kinh tế đất nước phát triển, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách xã hội nhằm điều chỉnh. Song có một phần bất cập. Vì nó là cái giá đương nhiên phải trả khi phát triển kinh tế.

Chẳng hạn, chỉ nói việc khi lấy đất một vùng làm khu công nghiệp, xây dựng nhà máy gây ô nhiễm, làm sân golf, phát triển du lịch…, thì đi kèm theo đó, phải là cả một gói những biện pháp của chủ đầu tư như thanh toán tiền đền bù kịp thời, tái định cư, nhanh chóng tổ chức đào tạo các ngành nghề phù hợp, tổ chức được các chuỗi liên kết kinh tế…

Nhưng trong thực tế, không nhiều nơi làm được như vậy. Từ đó, cũng thêm nhiều người hóa nghèo. Công tác thiện nguyện chính là sự bù trừ, là phần bổ sung phần nào vào những chỗ thiếu của chính sách.

Công tác thiện nguyện “cho con cá”, như trao tiền, gửi quà, thì được ưu điểm là nhanh, trực tiếp, nó như thuốc cấp cứu tại chỗ và tức thì. Chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện của ca sĩ Thái Thùy Linh, đem lại sự an ủi về tinh thần cho các bệnh nhân.

Công tác thiện nguyện “cho cần câu” mang hiệu quả lâu dài là tổ chức đào tạo nghề, cách thức làm ăn hoặc xây dựng nhà cho các trường học, nuôi ăn học sinh. Chẳng hạn như chương trình Cơm có thịt rất thành công của ông Trần Đăng Tuấn.

Hoặc như việc nhóm cựu sinh viên ký túc xá Mễ Trì - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã hỗ trợ các sinh viên nghèo hiện đang nội trú bằng những cơ hội học hỏi thực tế, thực tập tại các viện, các cơ quan, công ty theo chuyên ngành. Hướng dẫn, “truyền nghề” cho nhau. Tạo các cơ hội làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải học phí, chi phí sinh hoạt. 

Dù “cho con cá” hay “cho cần câu” đều tốt, đều cần thiết và xứng đáng được trân trọng. Song, trên hết, vẫn phải là những chính sách cân bằng hợp lý giữa phát triển kinh tế và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, thì mới giảm thiểu được đến mức ít nhất số lượng người nghèo. Chuyện này công tác thiện nguyện không làm được. Đó là công việc và trách nhiệm của những người làm chính sách.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm