| Hotline: 0983.970.780

Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico VN bị xử phạt 25 triệu đồng

Thứ Bảy 03/12/2016 , 06:40 (GMT+7)

Sau khi thanh tra tại Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico VN, Bộ Y tế kết luận:  “Công ty chỉ thực hiện kiểm nghiệm định kỳ mang tính đại diện..."

10-17-44_trng-16
 

Sau khi thanh tra tại Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico VN, Bộ Y tế kết luận:  “Công ty chỉ thực hiện kiểm nghiệm định kỳ mang tính đại diện cho các dạng bao gói sản phẩm có cùng công thức và nội dung công bố, nhưng chưa đầy đủ theo quy định”. Do đó, Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico VN bị xử phạt hành chính, áp dụng theo hình thức phạt tiền với số tiền 25 triệu đồng.

Về biện pháp khắc phục hậu quả, thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Suntory Pepsico VN chấm dứt hành vi vi phạm nêu trên, tiến hành kiểm nghiệm định kỳ đầy đủ đối với tất cả sản phẩm của công ty theo đúng quy định của pháp luật.


Chấn chỉnh hoạt động vé xổ số điện toán

10-17-44_trng-16b
 

Vietlott xác nhận có tình trạng trên thị trường vé xổ số điện toán đã bị bán cao hơn mệnh giá. Cụ thể, có nơi bán tới 12.000 đồng/vé, cao hơn 2.000 đồng/vé so với mệnh giá 10.000 đồng.

Hiện Vietlott mới chỉ triển khai bán vé ở 6 tỉnh, thành phố là Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa - Vũng Tàu, mới đây mở thêm ở Khánh Hòa. Với khoảng 1.000 điểm bán vé lẻ nhưng có hiện tượng một số cá nhân, tổ chức đến đến điểm bán hàng của Vietlott mua vé và tự đưa về các địa bàn không có điểm bán hàng Vietlott để bán lại với giá cao hơn so với mệnh giá.

Vietlott khuyến cáo, người dân có nhu cầu tham gia sản phẩm xổ số tự chọn này thì nên đến trực tiếp các điểm bán hàng chính thức để mua vé đúng mệnh giá, tránh bị lừa đảo.

Trước đó, Hội đồng kinh doanh xổ số kiến thiết Miền Nam đã gửi văn bản tới Bộ Tài chính kiến nghị Vietlott cạnh tranh không lành mạnh. Hội đồng này nêu ra 5 điểm cho rằng, công ty Vietlott đã vi phạm quy định pháp luật như bán vé cao hơn mệnh giá, quảng cáo không khách quan khi so sánh với xổ số truyền thống... gây mất ổn định thị trường vé xổ số.


Bát nháo chợ tôm giống

10-17-44_trng-17
 

Thời gian gần đây, tại Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau đã hình thành nhiều chợ tôm giống tự phát, gây nguy cơ phát tán tôm giống kém chất lượng vùng đồng bằng sông Cửu Long.  

Hoạt động mua bán tôm giống ở các địa điểm trên thiếu sự kiểm soát của cơ quan quản lý về kiểm dịch và chất lượng..

Để ngăn chặn kịp thời việc phát tán tôm giống kém chất lượng, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau chỉ đạo các sở, ban ngành và địa phương có liên quan kiểm soát tốt nguồn gốc, chất lượng tôm bố mẹ sử dụng cho sinh sản; yêu cầu các cơ sở vận chuyển ấu trùng Nauplius, Postlarvae và tôm giống phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc để ngăn chặn tôm giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành dọc tuyến đường tại các khu vực có chợ tôm tự phát...

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi mua tôm giống có hợp đồng chặt chẽ, lựa chọn những cơ sở sản xuất giống có uy tín, tôm giống được kiểm tra chất lượng và kiểm dịch theo quy định.

Thống kê cho thấy: 10 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm nước lợ trên cả nước đạt 678.000 ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó tôm sú là 596.000 ha, tôm thẻ chân trắng 82.000 ha. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tôm sú đạt 565.611 ha, tăng tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước; diện tích tôm thẻ chân trắng đạt 65.297 ha, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.


Bùng phát xoài nhập khẩu

10-17-44_trng-17b
 

Một số lượng lớn sản phẩm xoài từ Campuchia đang nhập khẩu ồ ạt vào nước ta qua cửa khẩu Hà Tiên. Theo Cục Hải quan Kiên Giang và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, hiện nay việc kiểm dịch mặt hàng xoài tại cửa khẩu không thể thực hiện, trong khi nhu cầu thị trường trong nước vẫn đang hút hàng đã “kích thích” hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng này qua biên giới. Mặt khác các lực lượng chức năng bắt giữ xoài nhập lậu cũng đang lúng túng trong khâu xử lý.

Mặt hàng quả xoài thời gian trước đó nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên và các cửa khẩu phía Nam rất nhiều, theo dạng trao đổi cư dân biên giới do nhu cầu tiêu thụ rất cao tại thị trường trong nước. Từ tháng 9 đến nay, mặt hàng này vào Việt Nam bắt buộc theo con đường... nhập lậu hai bên cánh gà cửa khẩu.

Hiện nay tại khu vực cửa khẩu Hà Tiên có hàng chục cơ sở kinh doanh thu mua mặt hàng xoài tươi nhập lậu từ Campuchia để phân phối khắp thị trường trong nước. Các đối tượng vận chuyển trái phép thường chia nhỏ thành 2 sọt để trên xe gắn máy, vận chuyển vào ban đêm đi hai bên cánh gà cửa khẩu để vào Việt Nam. Các cơ sở kinh doanh này hoạt động nhộn nhịp vào ban đêm để nhận hàng cũng như đóng gói chuyển lên xe tải phân phối khắp cả nước.

Đội Kiểm soát Hải quan cũng như Chi cục Hải quan cửa khẩu Hà Tiên cũng đang gặp khó khăn trong  xử lý khi bắt giữ xoài nhập lậu. Căn cứ theo quy định, nếu tịch thu tang vật thì không thể thanh lý do đây là hàng hóa nhập khẩu chưa qua kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu cũng  không đồng ý xác nhận hàng hóa gây  hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường nên chưa có cơ sở để tiêu hủy. Mặt hàng xoài vẫn cứ “lửng lơ” do quy định nên “tranh thủ” nhập lậu vào Việt Nam để tiêu thụ.

Đường chính ngạch không xong do vướng quy định kiểm dịch thực vật, xoài tươi đang nhập vào Việt Nam bằng con đường vận chuyển lậu. Nếu không có biện pháp tháo gỡ, mặt hàng này sẽ tiếp tục nhập lậu ngày càng nhiều vì nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng cao, khi đó càng khó kiểm soát tại cửa khẩu cũng như thị trường nội địa.

(Kiến thức gia đình số 47)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm