| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 15/10/2014 , 09:03 (GMT+7)

09:03 - 15/10/2014

Cứ lỗ là tăng giá!

Cái gì không quản được thì cấm. Cứ lỗ là tăng giá sản phẩm để trút lỗ lên đầu người tiêu dùng. Kiểu kinh doanh đó, có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có.

Liên quan đến việc xử lý những vấn đề tại kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành những quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cụ thể là việc EVN đã xây dựng hàng loạt biệt thự, bể bơi, sân tennis… Trước đó, trong lần trả lời chất vấn hồi tháng 4/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có văn bản khẳng định: “Không có chuyện đưa chi phí xây dựng vào giá thành điện”.

Còn Bộ trưởng Bộ Tài chính kiên quyết: “Chi phí khấu hao biệt thự, bể bơi, sân tennis… không được tính vào giá thành điện. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất EVN phải xây dựng quy chế sử dụng nhà khách, nhà ở trong khu nhà quản lý vận hành, quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, định mức”.

Bản thân EVN cũng biện minh rằng các biệt thự, chung cư nhiều tầng, khu thể thao… “Chỉ là nhà công vụ, được xây dựng lên với mục đích cải thiện sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Những chi phí này không tính vào giá thành điện”.

Nhưng đùng một cái, trong báo cáo bổ sung vào nội dung trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, Bộ Công thương cho biết, giá thành điện bao gồm cả những biệt thự, sân tennis, bể bơi… (báo điện tử Đất Việt, ngày 13/10).

Điều đó đồng nghĩa với việc giá thành điện sẽ đội lên, vì phải “cõng” tới ngót 600 tỷ đồng cho 355.000 m2 sàn xây dựng những công trình đó. Điều đáng nói nữa là những “nhà công vụ” này, thực tế lại là nhà ở cho cán bộ, với các biệt thự đơn lập, song lập, nhà liền kề, chung cư nhiều tầng, có cơ sở hạ tầng như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… không biết những ai đang được “thực thi công vụ” trong những “nhà công vụ” kiểu đó.

Thanh tra Chính phủ đã kết luận rõ ràng rằng đưa những chi phí xây dựng này vào giá bán điện là không đúng quy định.

Chưa hết, cũng trong kết luận trên, Thanh tra Chính phủ còn chỉ rõ, cho đến hết năm 2011, Cty mẹ EVN đã đầu tư ra ngoài ngành đến trên 121.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của mình chỉ có 77.000 tỷ đồng.

EVN bất chấp quy định của Bộ Tài chính để đầu tư ra ngoài ngành một số tiền vượt cả vốn điều lệ tới 45.000 tỷ đồng như vậy, nhưng lại chẳng thu được đồng lãi nào, mà trái lại còn lỗ tới 2.195 tỷ đồng. Ngoài ra, EVN còn nợ Cty khí quốc gia 3.000 tỷ đồng mà chưa thu xếp được nguồn để trả.

Điều đó lý giải một cách rõ ràng rằng vì sao từ ngày 1/8/2013, EVN đã tăng giá bán điện bình quân từ 1.437 đồng/kWh lên 1.508,85 đồng/kWh (tăng 71,85 đồng/kWh, tương đương 5%).

Đó là do áp lực của những khoản chi, khoản đầu tư trái với quy định của pháp luật, gây lỗ hàng ngàn tỷ đồng nói trên. Chưa kể tới đây, giá điện còn có thể tăng nữa, nếu EVN cứ tiếp tục kinh doanh kiểu này.

Mọi bức xúc của dư luận đều thành nước chảy bèo trôi.

Cái gì không quản được thì cấm. Cứ lỗ là tăng giá sản phẩm để trút lỗ lên đầu người tiêu dùng. Kiểu kinh doanh đó, có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm