| Hotline: 0983.970.780

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phải kiến tạo thúc đẩy kinh tế tập thể

Thứ Ba 24/12/2024 , 21:05 (GMT+7)

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phải giữ vai trò trung tâm trong định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác và xây dựng NTM.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Võ Văn Hưng mong muốn Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phải có vai trò kiến tạo, thúc đẩy kinh tế tập thể. Ảnh: K.Trung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Võ Văn Hưng mong muốn Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phải có vai trò kiến tạo, thúc đẩy kinh tế tập thể. Ảnh: K.Trung.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Võ Văn Hưng giao nhiệm vụ cho Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và mong muốn, vai trò kiến tạo của Cục được thể hiện qua 7 nội dung cơ bản.

Về hoạch định, xây dựng chính sách: Cục là cơ quan đầu mối xây dựng và đề xuất các chính sách quan trọng liên quan đến kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX), và phát triển nông thôn như Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Bộ NN-PTNT.

Định hướng phát triển kinh tế tập thể: Cục đề ra các chiến lược, chương trình mục tiêu dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển HTX, kinh tế hộ gia đình, và liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp.

Tạo khung pháp lý thuận lợi: Tham mưu sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các HTX và tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.

Vai trò hỗ trợ và thúc đẩy Phát triển hạ tầng và nguồn lực: Cục tham mưu cho Bộ trong việc đầu tư vào hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn như thủy lợi, hệ thống giao thông, cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm.

Hỗ trợ tín dụng và nguồn vốn: Đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi, thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX, và huy động nguồn lực xã hội hóa để tăng cường vốn cho các HTX.

Làng nghề thủ công sản xuất đồ gia dụng tre Xuân Lai (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Kiên Trung.

Làng nghề thủ công sản xuất đồ gia dụng tre Xuân Lai (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Kiên Trung.

Xây dựng năng lực cho HTX: Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng kinh doanh và ứng dụng công nghệ cho các lãnh đạo HTX và nông dân.

Hỗ trợ chuyển đổi số: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý HTX và sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu số về kinh tế tập thể và nông thôn.

Vai trò kết nối và liên kết: Cục đóng vai trò cầu nối trong kết nối chuỗi giá trị giữa HTX, doanh nghiệp, và người dân nhằm xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Phối hợp với các địa phương và tổ chức quốc tế xây dựng các vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tham gia thị trường quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy liên kết vùng và quốc tế bằng việc tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các địa phương trong và ngoài nước để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của HTX.

Vai trò trong phát triển bền vững: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu bằng việc xây dựng và triển khai các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, hỗ trợ HTX và người dân giảm thiểu rủi ro từ thiên tai.

Mô hình canh tác lúa thông minh ở ĐBSCL. Ảnh: Kiên Trung.

Mô hình canh tác lúa thông minh ở ĐBSCL. Ảnh: Kiên Trung.

Định hướng các HTX áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ và tuần hoàn nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ các chương trình xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, thúc đẩy an sinh xã hội.

Vai trò giám sát và đánh giá: Cục có trách nhiệm giám sát hoạt động của các HTX, tổ hợp tác và các chương trình phát triển nông thôn, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực và đạt mục tiêu đề ra.

Đánh giá chính sách: Thực hiện tổng kết, đánh giá hiệu quả của các chính sách và chương trình mục tiêu, từ đó đề xuất điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.

Vai trò thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Khuyến khích đổi mới mô hình bằng việc hỗ trợ xây dựng các mô hình HTX kiểu mới, ứng dụng công nghệ cao, và thúc đẩy các sáng kiến đổi mới trong sản xuất nông nghiệp và quản lý HTX.

Hỗ trợ khởi nghiệp trong nông nghiệp: Tạo điều kiện cho thanh niên và người dân nông thôn khởi nghiệp, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Vai trò xây dựng nông thôn mới: Thúc đẩy chương trình mục tiêu quốc gia, Cục là đầu mối thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề và nâng cao đời sống người dân.

Hỗ trợ đa dạng hóa kinh tế nông thôn, phát triển các ngành nghề truyền thống, du lịch nông nghiệp, và các mô hình sinh kế bền vững nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Thứ trưởng Võ Văn Hưng kỳ vọng, với vai trò kiến tạo, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT không chỉ là cơ quan hoạch định chính sách mà còn là trung tâm thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, HTX và nông thôn bền vững. Bằng sự nỗ lực, sáng tạo và phối hợp hiệu quả với các cấp, các ngành, Cục đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp to lớn vào sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Việt Nam.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tân Yên phát triển đa dạng sản phẩm OCOP, xây dựng huyện NTM nâng cao

BẮC GIANG Chương trình OCOP tại Tân Yên giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện cuộc sống người dân và đóng góp quan trọng vào xây dựng hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao.