| Hotline: 0983.970.780

Cung cầu phân bón vụ ĐX 2012-2013

Thứ Tư 14/11/2012 , 10:03 (GMT+7)

Hiện nay, sản xuất công nghiệp phân bón trong nước mới đáp ứng 77,6 %, vẫn phải NK 22,4 % nhu cầu phân bón các loại.

Nhu cầu phân bón hóa học cho sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2013 cần khoảng 10,3 triệu tấn phân bón các loại; trong đó có 2,2 triệu tấn phân urê, 850 ngàn tấn SA, 950 ngàn tấn Ka li, 900 ngàn tấn DAP, 3,8 triệu tấn NPK và 1,8 triệu tấn lân.

Hiện nay, sản xuất công nghiệp phân bón trong nước mới đáp ứng 77,6 %, vẫn phải NK 22,4 % nhu cầu phân bón các loại. Hàng năm, chúng ta NK khoảng 2,47 triệu tấn phân bón các loại. Đặc biệt là phân Ka li trong một vài năm tới, nước ta vẫn phải NK 100%. Trong khi một số loại phân bón như urê, NPK, phân lân, từ năm 2013 trở đi sản xuất trong nước sẽ đáp ứng đủ nhu cầu.

Riêng thị trường phân Ka li, năm 2013, sản xuất nông nghiệp nước ta cần khoảng 950 ngàn tấn và vẫn phải NK 100%. Do vậy, thị trường phân Ka li hoàn toàn bị chi phối bởi nguồn NK từ nước ngoài. Thực tế mấy năm qua cho thấy, thị trường phân ka li biến động mạnh, giá cả tăng giảm thất thường, có những năm giá phân Ka li đột biến tăng cao, như đầu năm 2008, giá tăng gấp nhiều lần, đã ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư phân Ka li cho sản xuất nông nghiệp. Hiện phân Ka li NK thường không ổn định về giá cả, lượng tồn kho trong nước còn mỏng, mà nhu cầu phân Ka li trong vụ vụ Đông xuân sắp tới lại là lớn nhất so các vụ trong năm. Do đó, rất dễ xảy ra những biến động trên thị trường. 

Đứng trước thực tế trên, để có giải pháp đảm bảo đủ phân Ka li cho nhu cầu SX, thì chúng ta cần có kế hoạch chủ động NK đủ nguồn Ka li ngay từ bây giờ cho nhu cầu sản xuất vụ Đông xuân 2012- 2013, với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Tránh tình trạng khi có lợi thì các DN đổ xô NK; khi không có lợi thì ngừng nhập, gây thiếu hụt nguồn Ka li cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, một số tư thương lợi dụng kẽ hở tình trạng này sẽ đưa Ka li giả, kém chất lượng ra ngoài thị trường, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và cho nông dân.

Những năm qua, Công ty CP Vật tư nông sản đã góp phần quan trọng trong việc cân đối cung cầu phân bón các loại, trong đó có phân Ka li. Công ty đã phối hợp chặt chẽ và liên kết có hiệu quả với Nhà cung cấp phân bón lớn nhất thế giới Belarusian Potash Company (BPC) - Một đối tác rất thân thuộc và có uy tín với bạn hàng Việt Nam; có đủ năng lực, đảm bảo đủ nguồn cung chất lượng cao về phân Ka li với giá hợp lý để cung ứng cho nông dân. Vừa qua, Công ty đã thực hiện tổ chức hàng trăm đại lý phân bón với mạng lưới cung ứng dày đặc, xuyên suốt khắp chiều dài đất nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Việc kết hợp với các nhà cung cấp lớn phân Ka li trong tình hình hiện nay, ngoài việc đảm bảo đảm cung cầu, giá cả phân bón ổn định; còn có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế và ngăn chặn kịp thời tình trạng đưa phân bón giả, phân Ka li kém chất lượng ra thị trường, giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại cho nông dân và giúp họ yên tâm sản xuất nông nghiệp để dành những mùa vàng bội thu.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm