| Hotline: 0983.970.780

Cựu chiến binh bộ đội Trường Sơn trở lại chiến trường xưa

Chủ Nhật 13/05/2012 , 16:29 (GMT+7)

Đoàn xuất phát từ Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình, hành trình theo đường Hồ Chí Minh tuyến đông Trường Sơn vào viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (Quảng Trị)...

Ngày 11/5, BĐBP tỉnh Quảng Bình, Ban tổ chức chương trình Nghĩa tình Trường Sơn báo SGGP, tỉnh đoàn Quảng Bình, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Quảng Bình đã làm lễ xuất quân “Trở lại chiến trường xưa” dành cho các CCB, cựu TNXP, dân công hỏa tuyến… từng tham gia lãnh đạo, chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn năm xưa.

Đoàn xuất phát từ Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình, hành trình theo đường Hồ Chí Minh tuyến đông Trường Sơn vào viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (Quảng Trị) là nơi an nghỉ của hơn mười ngàn liệt sĩ. Đoàn cũng đã đến dâng hương, dâng hoa tại Thành cổ Quảng Trị, địa danh nổi tiếng của 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972.


Đoàn CCB bộ đội Trường Sơn thắp hương tưởng niệm đồng đội tại 
đồi Chạ Quang (huyện Minh Hóa- Quảng Bình)

Đoàn cũng đến thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại sông Thạch Hãn, nơi có nhiều sự hy sinh của bộ đội sau khí chiến đấu ở Thành cở trở ra. Sau đó, đoàn đã có chuyến hành trình ngược lên Khe Sanh, đi Làng Ho (Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) qua ngã đường Hồ Chí Minh tuyến tây Trường Sơn.

Các tướng lĩnh, cựu binh, cựu thanh niên xung phong đã trải qua các thời khắc gặp gỡ lại những địa danh mà hơn 40 năm trước đã hành quân đi qua như đèo Sa Mù, đỉnh 1800, Cầu Khỉ. Tại Làng Ho, đoàn đã được người dân địa phương đón tiếp bằng món bắp rẫy bên vệ đường. Đoàn đã đến thăm nhà văn hóa Làng Ho, trạm xá dân quân y kết hợp Làng Ho là hai trong các hạng mục của Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn báo SGGP cùng Tổng Cty nước giải khát Sài Gòn-Sabeco tài trợ xây dựng bản văn hóa kiểu mẩu trị giá 3 tỷ đồng.

Ngày 12/5 tiếp tục cuộc hành trình “Trở lại chiến trường xưa”, Đoàn đã đến dâng hương hoa tại hang Tám Cô trên đường 20-Quyết Thắng, thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở trong điểm ác liệt Trà Ang. Tại đây, đoàn đã nghe cựu TNXP, tiến sĩ Lê Thị Phương Thảo từng một thời bám đường 20 kể lại những kỷ niệm thời trai trẻ của quá khứ hào hùng và bi thương trên cung đường khốc liệt trong hành trình chi viện cho miền Nam.

Tại Cổng Trời (ở xã Trọng Hóa huyện Minh Hóa), anh hùng Nguyễn Viết Sinh, người lính gùi thồ dọc đường Trường Sơn có chiều dài bằng một vòng trái đất đã thấy lại các dấu tích Cổng Trời mà hơn 50 năm trước ông từng gùi hàng đi qua. Trở lại chiến trường xưa cũng dâng hương tại đồi 37-Cha Quang, nơi có 7 liệt sĩ của C759 hy sinh cho đường thông để giải tỏa 150 xe hàng vào miền Nam kịp thời vào năm 1966.  Ngày 13/5 đoàn hành trình đến Khăm Muộn, Lào, các tướng lĩnh, cựu chiến binh, đã mắc võng trong một cánh rừng của nước bạn để nhớ về thời quá khứ hoạt động ở đất nước Triệu voi.

Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn Báo SGGP cũng đã có cuộc họp bàn với ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình và các sở ban ngành liên quan đến việc xây dựng đền tưởng niệm ở trong điểm A-T-P tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch trên đường 20-Quyết Thắng với trị giá 10 tỷ đồng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm