| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng thức uống giải nhiệt tại TP.HCM

Thứ Ba 23/04/2024 , 08:37 (GMT+7)

Mùa khô năm nay, nắng nóng gay gắt hơn hẳn mọi năm, vì vậy đồ uống giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, TP.HCM và các tỉnh Nam bộ đang trong mùa nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ cao nhất từ đầu năm đến nay, và có xu hướng tiếp tục tăng cao. Điều này đã kéo theo sự đa dạng của các loại đồ uống giải nhiệt, giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Hiện nay, các thức uống pha chế từ rau, trái cây tươi giải nhiệt thuộc top đầu được người tiêu dùng sử dụng. Khách hàng có thể chọn mua một món nước giải khát với giá bình dân ở các quán ven đường, các ki-ốt, xe đẩy lưu động với mức giá khá mềm từ 10 - 25.000 đồng/món. Danh mục món để chọn lựa cũng rất đa dạng như sâm lạnh, nước mía, rễ tranh, nước rau má, bông cúc, mía lau, trà tắc, trà chanh, nước dừa, các loại sinh tố, nước ép từ rau, trái cây...

Khách hàng có thể chọn mua một món nước giải nhiệt với giá bình dân từ 10 - 25 ngàn đồng/món. Ảnh: Trần Phi.

Khách hàng có thể chọn mua một món nước giải nhiệt với giá bình dân từ 10 - 25 ngàn đồng/món. Ảnh: Trần Phi.

Các quán trà, cà phê cũng thường xuyên giới thiệu những món thức uống mới để hấp dẫn người dùng. Chủ một quán trà, cà phê trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM cho biết, mùa nắng nóng, các món nước giải khát luôn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Menu của quán cũng không ngừng bổ sung thêm những món nước giải nhiệt mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một số món ăn, nước uống giải nhiệt đang được người tiêu dùng lựa chọn như chè dưỡng nhan, rau má sữa dừa, cocktail chanh dây...

Thị trường thức uống giải khát đóng chai cũng có rất nhiều dòng sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn. Phổ thông và đa dạng nhất là các loại nước uống từ trà. Chỉ riêng các sản phẩm chiết xuất từ trà xanh có đến cả chục loại như: trà xanh C2, trà xanh C2 hương chanh, C2 trà hồng đào, trà xanh không độ, trà Oolong, trà xanh Lipton, trà Oolong Tea Plus, trà xanh vị chanh, trà xanh nha đam…

Các loại trà túi lọc được chế biến từ nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe cũng là thức uống hút hàng mùa nắng nóng như: trà atiso, trà hà thủ ô, trà khổ qua, các loại trà hoa… Ngoài ra, các sản phẩm giải nhiệt khác cũng khá đa dạng như: nước nha đam, nước dừa tươi đóng hộp, nước ép trái cây, chanh muối, các loại nước uống bù khoáng… Sản phẩm trái cây đóng hộp: đào, xoài, dứa, vải… cũng là nguyên liệu phổ biến dùng kết hợp với các loại nước uống. Dòng thức uống từ sữa, ngũ cốc cũng có nhiều lựa chọn như: đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, sữa gạo rang, sữa gạo...

Xu hướng nước giải nhiệt hiện nay thức uống từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như thảo mộc, trái cây  Ảnh: Trần Phi.

Xu hướng nước giải nhiệt hiện nay thức uống từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như thảo mộc, trái cây  Ảnh: Trần Phi.

Xu hướng nước giải nhiệt hiện nay thức uống từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như thảo mộc, trái cây. Trong đó, các món trà chanh giã tay, trà trái cây giã tay là xu hướng ẩm thực mới xuất hiện thời gian gần đây. Trong đó, món trà chanh giã tay từng là món thức uống gây sốt trên thị trường. Thay vì pha trà chanh tươi như thông thường, người bán sẽ sử dụng một loại chanh riêng tạo nên mùi hương đặc trưng cho món trà này. Đó là loại chanh Quảng Đông hay còn gọi là chanh nước hoa. Trong quá trình pha chế, loại chanh này được cắt lát rồi giã nát. Mùi hương độc đáo của chanh kết hợp với loại trà phù hợp đã tạo ra món thức uống thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Từ món trà chanh giã tay, người pha chế tiếp tục sáng tạo thêm các món giải khát trà trái cây tươi giã tay khác như: trà dâu giã tay, trà cóc giã tay, trà nho giã tay, trà ngũ vị giã tay, trà táo xanh, trà chanh mãng cầu…

"Trời nắng nóng như thế này, trà chanh giã tay luôn được em chọn lựa vì uống nghe vị rất thơm và rất mát", chị Nguyễn Ngọc Quỳnh, ngụ quận 3, TP.HCM chia sẻ.

Theo chị Hoàng Thị Huệ, chủ quán cà phê trên đường Cách Mạng Tháng 8, quán của chị chuyên về dòng trà trái cây. Đây đều là thức uống giải nhiệt nên vào mùa nắng nóng này rất đắt hàng. Khách hàng biết đến quán trước tiên nhờ món trà chanh giã tay. Người chủ quán trẻ này cũng luôn tìm tòi, học hỏi thêm những món trà trái cây mới lạ để thu hút khách. Tuy mỗi món thức uống đã có công thức sẵn nhưng độ chua ngọt sẽ gia giảm tùy theo yêu cầu của khách.

Theo các chủ quán, nước thức uống giải nhiệt vào mùa nắng nóng rất đắt hàng. Ảnh: Trần Phi.

Theo các chủ quán, nước thức uống giải nhiệt vào mùa nắng nóng rất đắt hàng. Ảnh: Trần Phi.

Chia sẻ về sự đa dạng của thức uống giải nhiệt, chị Huệ cho biết thêm, nước uống giải nhiệt hiện này ngày càng đa dạng và xu hướng của người tiêu dùng là chọn những nguyên liệu từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Ví dụ như từ nguyên liệu rau má có thể chế biến hàng chục món thức uống hấp dẫn như: rau má đậu xanh, rau má dừa, rau má sữa dừa, rau má dâu, rau má thơm, rau má bí đỏ...

Ngoài ra, các dòng trà giải nhiệt như: trà đào, trà dâu, trà vải, trà sen… được ưa chuộng. Cùng là món trà đào, nếu làm trà đào nóng thì cho thêm gừng, cam thảo, nho khô để uống cho ấm người; còn trà lạnh chỉ có trà và đào mang lại cảm giác sảng khoái, mát lạnh.

"Các món nước ép hiện nay sử dụng lượng trái cây nhiều hơn, vị ngọt là vị tự nhiên của trái cây và rất ít sử dụng thêm đường để tác dụng giải nhiệt cao hơn, vừa tốt cho sức khỏe người dùng. Cụ thể, các loại nước soda trước đây chủ yếu pha với mứt, siro thì nay pha phối hợp thêm với các loại trái cây tươi", anh Huệ cho biết thêm.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm