| Hotline: 0983.970.780

Đà trỗi dậy của các CLB Pháp

Thứ Sáu 20/07/2018 , 12:45 (GMT+7)

Đức và Italia, hai nền bóng đá lớn nhất châu Âu đều sản sinh những CLB vĩ đại, đủ sức chinh phạt châu Âu. Nước Pháp, muốn sánh ngang với hai đối thủ, buộc phải có những tên tuổi như vậy.

Nghèo nàn

AS Monaco, đội bóng cũ của ngôi sao được săn đón nhất hiện nay Kylian Mbappe, từng vào bán kết Champions League mùa giải 2016-17. PSG, trong khoảng 5 năm trở lại, luôn được đánh giá rất cao và sở hữu hàng tá những đôi chân triệu đô trong đội hình. Ngay như năm ngoái, Marseille đã vào tới chung kết Europa League và chỉ chịu khuất phục trước Atletico. Đó là những thành tích vô cùng khả quan trên bình diện CLB của bóng đá Pháp.

Những ngôi sao như Payet, Evra lần lượt trở về Pháp thi đấu

Tuy nhiên, để nói các CLB Pháp là những thế lực ở châu Âu, e là sự khiên cưỡng. Trong hơn 60 năm lịch sử Champions League, duy nhất một lần người Pháp đứng trên đỉnh châu Âu là vào năm 1993. Thế hệ của Fabien Barthez, Marcel Desailly, Alen Boksic, Rudi Voller, Didier Deschamps giúp Marseille thắng AC Milan 1-0 ở chung kết. Kể từ cột mốc đó, người Pháp chưa lần nào hưởng niềm vui lần thứ hai. Họ có thêm một lần nữa tiến sát đỉnh vinh quang ở mùa 1997-98. HLV Jean Tigana đưa AS Monaco của những Thierry Henry, David Trezeguet, Willy Sagnol, Ludovic Giuly, Victor Ikpeba vào tới bán kết, rồi bị Juventus dạy cho một bài học với thất bại chung cuộc 4-6.

Những ngôi sao hàng đầu của Ligue 1 luôn có xu hướng tìm bến đỗ mới, ngay sau khi có được vị trí và chứng tỏ được khả năng. Michael Essien, Didier Drogba chấp nhận đến gã nhà giàu mới nổi Chelsea. Franck Ribery chọn Bayern Munich làm bệ phóng mới cho sự nghiệp. Olivier Giroud cập bến Arsenal. Eden Hazard chẳng hề tiếc nuối mảy may khi rời Lille. Tất cả đều coi giải VĐQG Pháp là bệ phóng, hơn là nơi định cư lâu dài. Hệ quả là giải đấu này thiếu sự ổn định, nhất là ở khía cạnh ngôi sao.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Ligue 1 luôn được xem là sân sau của Ngoại hạng Anh. Hai nước láng giềng Anh và Pháp có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, giúp cầu thủ đã chinh chiến tại đất nước hình lục lăng dễ dàng hòa nhập với môi trường bóng đá Anh. Những tên tuổi lẫy lừng như Eric Cantona, David Ginola và suýt chút nữa là Zinedine Zidane làm theo cách này. Họ chấp nhận mạo hiểm, ngay khi có cơ hội đổi đời.
 

Những tia hy vọng

Sự vươn lên mạnh mẽ của PSG, với túi tiền không đáy của các ông chủ Qatar khiến Ligue 1 ngày càng… chán xem. Trong khoảng 5 năm gần đây, Ligue 1 chỉ thực sự hấp dẫn ở cuộc đua về nhì. Zlatan Ibrahimovic, Angel Di Maria, Edinson Cavani và giờ là Neymar, Kylian Mbappe là quá mạnh so với 19 CLB còn lại.

PSG là đội bóng mạnh nhất nước Pháp, với sự có mặt của những ngôi sao như Neymar, Mbappe, Cavani

Bị tụt lại so với đối thủ thành Paris nhưng các CLB khác của Ligue 1 cũng chẳng buồn hành động. Họ gặp nhiều rào cản, như sân vận động quá nhỏ, với sức chứa trung bình dưới 3 vạn người. Bên cạnh đó, người dân Pháp cũng không mấy mặn mà với bóng đá, dù Ligue 1 có lịch thi đấu cực kỳ khoa học, trải dài từ thứ sáu đến chủ nhật, giúp người hâm mộ có thể theo dõi toàn bộ những trận cầu hấp dẫn nhất.

Nhưng bóng đá Pháp vẫn còn cơ hội cứu vãn. Nguyên nhân nằm ở sự chênh lệch giữa giá trị thương hiệu các CLB với giá thực tế mà các ông chủ ngoại có thể mua vào. Sau PSG, nhiều CLB khác tại Pháp đã lần lượt bị khối ngoại thâu tóm như Monaco, Nice hay Marseille. Auxerre và Troyes cũng đang đẩy mạnh tốc độ đàm phán. Năm 2011, giới chủ Qatar bỏ ra chưa đến 100 triệu euro để sở hữu PSG. Con số đó phải lớn hơn hàng chục lần, nếu họ muốn làm điều tương tự tại Anh hay Italia.

Những tín hiệu lạc quan bắt đầu xuất hiện khi ngày càng nhiều ngôi sao quay lại cố hương chơi bóng. Dimitri Payet, Patrice Evra khởi đầu cho xu hướng này. Nice cũng từng chơi sang khi rước về Mario Balotelli với mức lương chưa từng có trong lịch sử đội bóng. “Ligue 1 là miếng mồi béo bở cho những nhà đầu tư nước ngoài. Họ coi bóng đá là một công cụ để khuếch trương những công việc làm ăn, thay vì là công cụ kiếm tiền”, Christophe Lepetit, chuyên gia kinh tế học người Pháp cho biết.

Ban tổ chức Ligue 1 tỏ ra tháo vát trước vận hội mới. Họ nhanh tay ký hợp đồng trị giá 1,15 tỷ euro với Mediapro của Tây Ban Nha, đơn vị sẽ thay Canal+ phát sóng các trận đấu trong biên giới nước Pháp. Số tiền chênh hơn 40% so với giá bản quyền truyền hình hiện tại sẽ được tái đầu tư cho các CLB, để họ làm giải đấu hấp dẫn hơn nhờ các ngôi sao.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm