| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội: Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người lao động

Thứ Tư 31/05/2023 , 16:37 (GMT+7)

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) đề nghị các cơ quan có liên quan hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người lao động để giải quyết khó khăn việc làm, thu nhập...

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) thảo luận về trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trong chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) thảo luận về trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trong chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ngày 31/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Quan tâm đến các chỉ tiêu cụ thể về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động, trong phần thảo luận của mình, đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) cho rằng, mặc dù chỉ tiêu đạt được nhưng băn khoăn về tính bền vững và bất cập liên quan đến lĩnh vực này đã được báo cáo kiểm toán nêu.

“Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội chậm đóng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khá cao và đến nay chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết căn cơ. Số nợ đóng chậm đóng bảo hiểm đến hết năm 2021 là 16.350 tỷ đồng, còn thu trung 4.815 trường hợp bảo hiểm xã hội bắt buộc; thu hơn 100.000 bảo hiểm y tế trùng giữa ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng; thu trung hơn 8.000 thẻ bảo hiểm y tế; chi trùng, chi sai bảo hiểm thất nghiệp cần phải thu hồi khoảng 3.000 trường hợp”, bà Lam nói.

Đại biểu cho biết, hàng tháng chủ sử dụng lao động và người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, sang tháng thứ hai, tháng thứ ba không đóng thì cơ quan quản lý sẽ biết.

Qua đó, bà Trần Thị Thanh Lam đặt câu hỏi tại sao cơ quan bảo hiểm xã hội không xử lý, mà để kéo dài trong suốt thời gian gian qua; trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước như thế nào?

Những khoản chi sai, chi trùng, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động tồn đọng nhiều năm qua có phải là lãng phí nguồn lực, cơ thể của hàng triệu người lao động hay không?...

Đại biểu tỉnh Bến Tre đề nghị Chính phủ xem xét cần có một tổ chức độc lập để khảo sát, đánh giá toàn bộ lĩnh vực về chính sách bảo hiểm để có thay đổi và điều chỉnh một cách hợp lý trong từng giai đoạn, không sợ chỉ ra cái sai, trách nhiệm, bất cập, chồng chéo, lãng phí trong thực hiện chức trách để bảo hiểm xã hội luôn làm mới mình từ trong chính sách, thực sự là chỗ dựa của người lao động; đồng thời làm rõ hình hoạt động của cơ quan này.

Cần quy định các chính sách đối với người lao động hiện nay chỉ mới giải quyết phần ngọn của vấn đề; quan tâm hơn đến các chính sách phòng ngừa, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm, tạo việc làm bền vững, hạn chế sa thải lao động, nhất là trong thời điểm này.

Tư vấn, giới thiệu việc làm, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng.

Tư vấn, giới thiệu việc làm, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng.

Đại biểu Lam cũng đề nghị các cơ quan có liên quan đặt mình vào hoàn cảnh của người lao động. Nợ bảo hiểm xã hội mất cơ hội việc làm để có chế tài mạnh mẽ và công cụ xử lý hữu hiệu hơn nữa để giải quyết dứt điểm những trường hợp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài.

Qua tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân và người lao động, cử tri và người lao động đề nghị Chính phủ cần sớm chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn hiện tại của thị trường lao động ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động trong tình hình doanh nghiệp, thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất, sa thải lao động lớn tuổi; quan tâm đến điều kiện ăn, ở, học tập của con công nhân, lao động...

Trong khi đó, liên quan vấn đề việc làm, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) cho biết, trong nền kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sẽ kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng và lạm phát cũng tăng theo và ngược lại.

Theo bà Tô Ái Vang, điều này Chính phủ đã lường trước và đã có những quyết sách mang tính vĩ mô và cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thất nghiệp của người lao động và những tác động trực tiếp hay gián tiếp của thất nghiệp lên kinh tế xã hội tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề quan tâm.

Vì thế, đại biểu kiến nghị năm 2023 Chính phủ xác định là năm dữ liệu số Việt Nam, nên các bộ, ngành liên quan sớm hoàn chỉnh dữ liệu thống kê về tình trạng thất nghiệp hiện nay và phân thất nghiệp thành ba loại chính: Thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động; thất nghiệp do tình trạng suy thoái về kinh tế và thất nghiệp xảy ra, quy luật cung cầu trên thị trường.

Xem thêm
Khánh thành nhà máy chiếu xạ hiện đại tại tỉnh Hậu Giang

Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics (đặt tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành) chính thức khánh thành nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 4] Bài học xương máu ở 'vựa' nuôi tôm hùm

Cơn bão số 12 (năm 2017) khiến hàng trăm hộ nuôi tôm hùm ở Nam Trung bộ bỗng chốc trở nên trắng tay, đây là bài học ‘nhớ đời’ của những người nuôi biển hiện nay.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.