| Hotline: 0983.970.780

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm hạn chế trục lợi chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Thứ Ba 30/05/2023 , 20:09 (GMT+7)

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung một số quy định trong Luật Việc làm (sửa đổi) nhằm hạn chế trình trạng hưởng trùng, trục lợi chính sách từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm thất nghiệp tăng

Tổng kết Luật Việc làm 2013, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sau hơn 7 năm thực hiện Luật, số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp tăng qua các năm, bình quân hằng năm tăng 14,3%. Tính đến cuối năm 2022, có 14,3 triệu người lao động (người lao động) tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Năm 2009 có hơn 5 triệu người tham gia, hơn 180.000 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, đến năm 2020, số người tham gia xấp xỉ 13 triệu người, số người hưởng là hơn 1 triệu.

Tính đến cuối năm 2022, có 14,3 triệu NLĐ tham gia BH thất nghiệp, chiếm 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Ảnh: BHXH Hải Phòng.

Tính đến cuối năm 2022, có 14,3 triệu NLĐ tham gia BH thất nghiệp, chiếm 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Ảnh: BHXH Hải Phòng.

Theo Bảo hiểmXH Việt Nam, từ năm 2010 đến hết năm 2022, có gần 8,7 triệu người hưởng các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. Số người được hưởng các chế độ tăng dẫn đến tổng tiền chi cho các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp tăng. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều DN giải thể, phá sản, thu hẹp nên số người hưởng Bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng vọt so với các năm trước dẫn đến có tình trạng trục lợi quỹ.

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, vẫn còn tình trạng một số người lao động chưa tuân thủ các quy định pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp, nghĩa là có việc làm trong thời gian chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thông báo theo quy định, dẫn đến phải thu hồi.

Việc trục lợi Bảo hiểm thất nghiệp một phần do Luật chưa có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thông báo ngay cho cơ quan lao động, cơ quan Bảo hiểmXH về việc có việc làm của người lao động nên xảy ra trường hợp lao động đã có việc làm mà vẫn được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể về quản lý đối tượng thuộc diện tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

Mặt khác, các chế độ Bảo hiểm thất nghiệp hiện nay còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý nhiều đến các chế độ mang tính chủ động, phòng ngừa, hạn chế thất nghiệp.

Chế độ hỗ trợ học nghề chủ yếu giải quyết nhu cầu học, chưa chú trọng đào tạo, phát triển hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Ngoài ra, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trong Luật Việc làm chỉ quy định các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng Lao động/hợp đồng làm việc trái pháp luật không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong khi đó, Bộ luật Lao động lại quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng Lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động (Nsử dụng lao động) và một số trường hợp không cần báo trước với người sử dụng lao động, nên các trường hợp người lao động bị sa thải, tự ý bỏ việc không báo trước…vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, không phù hợp với mục đích của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp nhằm hỗ trợ cho người lao động thực sự khó khăn về việc làm.

Các chế độ BH thất nghiệp hiện nay còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý nhiều đến các chế độ mang tính chủ động, phòng ngừa, hạn chế thất nghiệp. Ảnh: Internet.

Các chế độ BH thất nghiệp hiện nay còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý nhiều đến các chế độ mang tính chủ động, phòng ngừa, hạn chế thất nghiệp. Ảnh: Internet.

Sẽ hạn chế tối đa trường hợp trục lợi quỹ

Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB&XH thông tin, thời gian qua có một số trường hợp người lao động vừa đi làm, vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp dẫn đến việc hưởng trùng, đóng trùng, do đó với những khoản hưởng trùng sẽ bị thu hồi.

Trước đây, người lao động chấm dứt và hưởng một lần, nhưng từ khi thực hiện Luật Việc làm thì đã có điều chỉnh. Vì đây là bảo hiểm rủi ro khi người lao động mất việc làm, thay vì giải quyết một lần để thuận lợi cho cơ quan thực hiện, bằng việc bảo lưu sẽ giúp người lao động có thời gian tích lũy để nếu có tiếp tục gặp rủi ro mất việc sẽ được hưởng tiếp.

Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách, một số người lao động không nắm rõ quy định, do năng lực quản lý có hạn, dữ liệu tham gia đóng Bảo hiểm phân tán ở những địa phương khác nhau, không tập trung đã dẫn đến có tình trạng người lao động tham gia hưởng ở nơi này nhưng làm việc ở nơi khác và các cơ quan không nắm được vấn đề trùng đóng, trùng hưởng. Tuy nhiên, hiện nay Bảo hiểmXH Việt Nam đã tập trung cơ sở dữ liệu tham gia Bảo hiểm, thống nhất toàn quốc nên trường hợp trùng đóng, trùng hưởng đã được hạn chế rất nhiều.

Để hạn chế tình trạng trục lợi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, thời gian qua, Cục Việc làm đã tăng cường thông tin tuyên truyền về quyền, trách nhiệm của người lao động, tăng cường công tác thanh, kiểm tra để xử lý vi phạm. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tránh trùng đóng, trùng hưởng, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương để phát hiện trường hợp vi phạm, xử lý trách nhiệm.

Để góp phần hạn chế tình trạng trục lợi quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, trong đề nghị sửa đổi Luật Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm thông báo của người sử dụng lao động, xử lý đối với trường hợp người sử dụng lao động không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Bảo hiểm thất nghiệp, quản lý đối tượng.

Đồng thời, bổ sung một số trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp như: người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng Lao động, người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng… Đặc biệt, sửa đổi, bổ sung quy định người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp và không được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.