| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội sẽ đọc tài liệu qua điện thoại

Thứ Sáu 17/05/2019 , 17:33 (GMT+7)

Chiều nay (17/5), Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo về dự kiến chương trình nghị sự kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại buổi họp báo vào chiều ngày 17/5/2019.

Ứng dụng phần mềm mới cung cấp thông tin cho các đại biểu

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc ứng dụng phần mềm để cung cấp thông tin cho các đại biểu tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Kỳ họp lần này của Quốc Hội khoá XIV sẽ ứng dụng một phần mềm mới nhằm cung cấp thông tin, hỗ trợ tra cứu văn bản cho các đại biểu trong quá trình.

“Đây là phần mềm rất hữu ích. Các đại biểu có thể tra cứu các vấn đề liên quan đến lập pháp. Ví dụ, các đại biểu có thể tra cứu các văn bản luật đã trên thế giới, qua đó so sánh với các văn bản luật của Việt Nam để rút ra được các điểm giống và khác nhau”, ông Phúc cho biết.

Trong kho dữ liệu của phần mềm này, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã tập hợp hàng ngàn ý kiến của cử tri. Trong đó, công bố các ý kiến của cử tri tai kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV đã được giải quyết, trả lời và các ý kiến còn tồn đọng, cần được giải quyết. Đây là kho dữ liệu tốt, phục vụ quá trình của các đại biểu trong quá trình tiếp xúc cử tri...

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, để sử dụng phần mềm này, các đại biểu chỉ cần sử dụng chiếc điện thoại Iphone, không cần mang theo tài liệu gì cả. Qua đó không cần đến văn bản giấy. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên Quốc hội thí điểm phần mềm cung cấp thông tin cho các đại biểu. Bởi vậy, Quốc hội chưa dám mạo hiểm vì có thể xảy ra sự cố trong quá trình vận hành phần mềm. Bởi vậy, kỳ họp thứ 7 sẽ sử dụng song song hai hình thứ cung cấp thông tin: phần mềm công nghệ thông tin điện tử và văn bản giấy.

Cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của các đại biểu để làm cơ sở để quyết định có bỏ hẳn văn bản giấy tại các kỳ họp lần sau hay không.

Xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 Nghị quyết

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 12 ngày để xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 Nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác, cụ thể:

Các dự án luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ (theo quy trình tại một kỳ họp);

Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Bên cạnh đó, các dự án luật được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến, gồm: Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Về hoạt động giám sát tối cao, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Điểm đáng chú ý là tại kỳ họp này sẽ có đổi mới trong việc báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội. Tham gia các Đoàn giám sát có phóng viên của Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức ghi hình, biên tập xây dựng phóng sự phục vụ Đoàn giám sát sử dụng hình thức báo cáo bằng hình ảnh trước Quốc hội, góp phần chuyển tải sinh động về kết quả giám sát chuyên đề. Phiên họp thảo luận về nội dung này tuy không được phát thanh, truyền hình trực tiếp nhưng là phiên thảo luận mở, các phóng viên báo chí được trực tiếp theo dõi, đưa tin tại Trung tâm Báo chí kỳ họp. 

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019. Việc xem xét báo cáo này sẽ được kết hợp thảo luận với các nội dung về: việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017; xem xét, quyết định việc bổ sung danh mục dự án mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020.

Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6 và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự kiến phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, tiến hành theo quy định chất vấn theo nhóm vấn đề, được lựa chọn dựa trên ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp giữa năm 2019 - năm thứ tư của nhiệm kỳ, năm khởi đầu của quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

Kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2019 tại Nhà Quốc hội và dự kiến họp phiên bế mạc vào ngày 14/6/2019 (thời gian làm việc là 20 ngày, không kể ngày nghỉ, lễ).

Tại kỳ họp này, theo thông lệ của chương trình nghị sự kỳ họp giữa năm, Quốc hội chủ yếu tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật (12 ngày, chiếm tỷ lệ gần 60% tổng thời gian của kỳ họp).

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành thời gian cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác (08 ngày, trong đó có 2,5 ngày dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội).

 

Xem thêm
Ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Cần Thơ Bộ Chính trị vừa điều động, phân công, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội cần lắp đặt hơn 40.000 camera giám sát giao thông

Theo UBND thành phố Hà Nội, UBND các cấp đã triển khai 20.405 camera giám sát. Hiện nay Hà Nội cần hơn 40.000 camera giám sát giao thông.