| Hotline: 0983.970.780

Đại học xanh chung tay hành động bảo vệ môi trường

Chủ Nhật 26/12/2021 , 16:26 (GMT+7)

Trà Vinh Trường Đại Học Trà Vinh hướng về cộng đồng với nỗ lực xây dựng theo các tiêu chí xanh bền vững, đặc biệt là tỷ lệ không gian xanh, chính sách năng lượng hiệu quả.

Nâng cao trách nhiệm quản lý rác thải nhựa

Trường Đại Học Trà Vinh (TVU) đã triển khai nhiều chương trình nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên, các thầy, cô giáo và toàn thể cộng đồng về bảo vệ môi trường, quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải. Khuyến khích sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu phát sinh nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính…, tiến đến sự phát triển bền vững của Nhà trường.

Chương trình lấy rác đổi quà được sinh viên tích cực tham gia. Ảnh: ĐK.

Chương trình lấy rác đổi quà được sinh viên tích cực tham gia. Ảnh: ĐK.

Cụ thể, các phong trào thu gom rác thải nhựa, tuyên truyền về không dùng ống hút nhựa, không xả rác thải nhựa bừa bãi, phân loại rác tại nguồn. Đặc biệt là cuộc thi thời trang bằng vật liệu tái chế mang thông điệp “Nói không với rác thải nhựa”, chương trình “Lấy rác đổi quà” (1 kilogam rác thải nhựa = 01 kilogram gạo), các cuộc thi tái chế rác thải nhựa, trong khuôn viên Trường Đại học Trà Vinh luôn xuất hiện những tấm bảng, khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường,…

Nhiều ý tưởng “khởi nghiệp xanh”

Các em sinh viên TVU đã tận dụng vỏ tôm, cua, ghẹ… chế thành nhựa sinh học để sản xuất ra các sản phẩm như ly, chén và các sản phẩm thân thiện môi trường. Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ vỏ tôm khi phân hủy sẽ không tạo ra các hạt vi nhựa giống như nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ dầu mỏ, chúng rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Một số sản phẩm mà nhóm đã tạo ra là các loại đồ dùng hàng ngày như cốc, đĩa, muỗng, đũa, ống hút, túi ni lông…

Ý tưởng “Sản xuất túi giấy từ lá lục bình” là chế phẩm sinh học với các thành phần trong lá lục bình. Sản phẩm có chức năng thay thế túi ni-lông, đồng thời dễ phân hủy, an toàn và đem lại thuận tiện cho mọi người sử dụng.

Tái sử dụng vỏ xe làm vật liệu trang trí tạo khuôn viên xanh sạch đẹp. Ảnh: ĐK.

Tái sử dụng vỏ xe làm vật liệu trang trí tạo khuôn viên xanh sạch đẹp. Ảnh: ĐK.

Bên cạnh đó là mô hình tái sử dụng vật liệu nhựa và thùng xốp để xây dựng mô hình Aquaponics. Các bạn sinh viên TVU đã sử dụng vật liệu nhựa, xốp đã qua sử dụng để xây dựng mô hình nuôi cá và trồng rau theo quy mô hộ gia đình. Hoạt động này tạo nguồn thực phẩm sạch tại gia, đặc biệt thích hợp cho phát triển nông nghiệp sạch bền vững tại khu vực đô thị. Đây là mô hình tái sử dụng chất thải nhựa hiệu quả, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, thân thiện môi trường, là mô hình mang tính giáo dục và thư giãn tại nhà trong đợt dịch Covid-19.

Hay nghiên cứu chế tạo thuốc diệt trừ sâu hại bằng hạt bình bát, ứng dụng công nghệ IoT cùng hệ thống cảm biến thông minh và ứng dụng chạy trên nền tảng điện thoại thông minh nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nước trong canh tác lúa ở ÐBSCL.

Dự án “Zero plastic waste”, là dự án của các bạn sinh viên đang theo học ngành Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Trà Vinh theo chương trình của Circular Action Hub. Với mục tiêu là cung cấp kiến thức về rác thải nhựa cho học sinh, sinh viên và cộng đồng; cung cấp kiến thức về biến đổi khí hậu cho học sinh, sinh viên và cộng đồng; làm nhà kính xây dựng môi trường xanh bền vững cho cộng đồng.

Sử dụng vỏ tôm làm nhựa sinh học thân thiện với môi trưởng. Ảnh: ĐK.

Sử dụng vỏ tôm làm nhựa sinh học thân thiện với môi trưởng. Ảnh: ĐK.

Đào tạo gắn với phát triển môi trường bền vững

Trường Đại học Trà Vinh đã thành lập Viện Khoa học Công nghệ Môi trường với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về môi trường với các ngành: Kỹ thuật Môi trường (bắt đầu từ năm 2017), Quản lý Tài nguyên và Môi trường (bắt đầu từ năm 2021), Thạc sỹ Kinh tế Tài nguyên và Phát triển bền vững (bắt đầu từ năm 2022), Thạc sỹ Kinh tế và Quản lý Môi trường (bắt đầu từ năm 2022).

Viện Khoa học Công nghệ Môi trường - ĐH Trà Vinh liên kết các chương trình, các tổ chức trong và ngoài nước đưa sinh viên đi thực tập tại nước ngoài như Hà Lan qua chương trình Eramus +, MangLub… Qua đó giúp sinh viên có cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm với sinh viên quốc tế qua các hoạt động bảo vệ môi trường, tái sử dụng rác thải nhựa hiệu quả và có thể biến rác thải nhựa thành nguồn năng lượng mới bổ sung vào sự thiếu hụt năng lượng tự nhiên của toàn cầu.

Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh viên. Ảnh: ĐK.

Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh viên. Ảnh: ĐK.

Đại học Trà Vinh (TVU) đã tiên phong trong cả nước ký Tuyên bố Talloires (2013) cam kết xây dựng trường ĐH xanh toàn diện. Nhiều năm liền, TVU lọt vào top 200 trường ĐH xanh bền vững, thân thiện theo bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Ranking. Cùng với đó, TVU xếp hạng 71, trong top 100 trường có ảnh hưởng và đóng góp tích cực cho xã hội, theo xếp hạng của WURI Ranking, hệ thống xếp hạng các trường ĐH thế giới với tầm ảnh hưởng thật sự.

Hơn thế nữa, TVU đưa nhiều chuyên đề về “Kỹ năng bảo vệ Môi trường” vào các học phần kỹ năng mềm giảng dạy cho toàn thể sinh viên đang theo học ở tất cả các ngành học của Trường Đại học Trà Vinh. Đồng thời, đầu tư phát triển các ngành nghề về công nghệ sinh học theo theo xu hướng phát triển các nông sản sạch và thực phẩm an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ bền vững môi trường sống.

TS. Trần Thị Ngọc Bích, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Môi trường - Trường Đại Học Trà Vinh chia sẻ: “Giáo dục môi trường hoàn toàn những giá trị từ kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện của từng địa phương hay khu vực. Giáo dục môi trường không tách rời những giá trị tri thức bản địa để tạo lập và phát triển bền vững. Coi trọng đồng thời giáo dục toàn cầu. giáo dục môi trường địa phương và cam kết hành động cụ thể: “Nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”. Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là đào tạo ra các công dân có nhận thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường”.

Một khi các vấn đề môi trường đã được xã hội hóa thì những lợi ích kinh tế cho cộng đồng ngày một gia tăng và đặc biệt hiệu lực quản lý nhà nước tăng nhưng gánh nặng chi phí sẽ giảm. Do đó, những kết quả nghiên cứu về môi trường và các phương pháp khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đi đến kết luận chung là: không có giải pháp nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo dục môi trường. TS. Trần Thị Ngọc Bích khẳng định.

Mới đây, thông tin từ Trường đại học Trà Vinh, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt vừa ký quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật “Quy trình nhân giống cây dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi hữu tính”.

Đây là quy trình tiến bộ kỹ thuật do nhóm tác giả: TS. Phạm Thị Phương Thuý, ThS. Nguyễn Ngọc Trai, ThS. Nguyễn Hoàng Xuân Thảo, ThS. Sơn Thị Thanh Nga, ThS. Thái Thị Thanh Trọn và ThS. Trần Thị Thảo Đang công tác tại Khoa nông nghiệp – thuỷ sản, Trường đại học Trà Vinh thực hiện.

Quy trình này được xây dựng dựa trên cơ sở từ các kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô”. Kỹ thuật nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi hữu tính phục vụ sản xuất cây giống dừa sáp với quy mô công nghiệp.

Kỹ thuật yêu cầu cần lựa chọn trái dừa đủ tuổi để lấy phôi, tách, khử trùng phôi và cấy vào moi trường tạo chồi; sau đó tách màng bao chồi mầm và cấy phối vào môi trường tạo rễ. Cây con được chăm sóc ngoài vườn ươm the tiêu chuẩn cây giống.

Tỷ lệ nhân giống thành công khi áp dụng quy trình khoảng 63%, 63 cây xuất vườn/100 phôi đưa vào môi trường tạo chồi. Thời gian từ đưa phôi dừa vào môi trường tạo chồi đến khi cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn từ 12 đến 14 tháng.

  • Tags:
Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Quảng Nam sẽ là trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh

Mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam phấn đấu trồng 10.000ha sâm Ngọc Linh, phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.