| Hotline: 0983.970.780

Đại tá Trần Dụ Châu & bản án tử hình tội tham nhũng đầu tiên: [Bài II] Vị đại tá Cục truởng Cục Quân pháp

Thứ Tư 25/12/2019 , 09:17 (GMT+7)

Đại tá Phạm Trinh Cán, Cục truởng Cục Quân pháp, là người trực tiếp điều tra bước đầu vụ tham nhũng của Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu năm 1950.

phm-trinh-cn120358763
Đại tá Phạm Trinh Cán (1912-2003).

Tư liệu do bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh, trưởng nữ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975) cung cấp cho người viết bài này.
 

Bộ đội và nhân dân công phẫn

Cục Quân nhu có nhiệm vụ lo ăn, mặc, thuốc men của quân đội. Quần áo cho quân đội, thuốc men trong nội thành ta chưa sản xuất được nên đơn vị quân nhu đóng ở Thái Nguyên ra vào thành cho dễ. Cục phó là Phạm Toàn, cốt cán Cục Quân nhu là Lê Sĩ Cửu – Trưởng phòng tiếp liệu (thuốc, giấy pơ-luya, máy chữ...).

Bấy giờ hoàn cảnh rất khó khăn. Về gạo ăn, mới kháng chiến nên anh em quân nhu chưa có kinh nghiệm bảo quản tốt, kho cất gạo dùng bồ, ẩm thấp nên mục nát nhiều. Cục Quân chính do ông Phan Tử Lăng làm Cục trưởng và Cục Quân pháp do ông Phạm Trinh Cán làm Cục trưởng - cùng đóng chung cơ quan ở Thái Nguyên, tổng cộng đến 30 người.

Gạo lĩnh về không dám vo mạnh, chỉ rửa qua suối để về nấu ăn. Vì vo kỹ thì gạo sẽ tan biến theo nước. Để chống đói, bộ đội phải lấy măng rừng làm thức ăn, còn quân đội chủ lực phải ăn cháo để truy kích địch.

Về cái mặc, mỗi người một áo trấn thủ và tấm “chăn kháng chiến” chỉ có một lượt bông rất mỏng. Có chiến sĩ không có chăn, không có áo, đứng gác trên đèo phong phanh vải mỏng.

Thuốc men thiếu thốn, nhất là thuốc sốt rét, qui-na-cơ-rin cũng không đủ chữa bệnh sốt rét dùng trong quân y. Vì thế uống qui-na-cơ-rin phải pha vào nước, chỉ có tác dụng tinh thần chứ chữa bệnh sốt rét rất hạn chế.

Cụ Phạm Trinh Cán chậm rãi kể lại: “Anh em đều thấm thía cảnh khổ, rồi than phiền, oán trách Cục Quân nhu làm không tròn nhiệm vụ. Càng oán trách hơn khi nghe ba thằng cha Châu, Cửu, Toàn sống sa hoa lắm. Chúng ăn toàn thứ ngon, rượu Tây, đường sữa, sô-cô-la trong Thành mang ra... Đặc biệt nổi đình đám là đám cưới linh đình của Cửu làm xôn xao cả vùng Thái Nguyên! Bộ đội và nhân dân công phẫn. Chuyện đến tai Bộ Quốc phòng và Trung ương Đảng”.

trn-tu-binh120359325
Thiếu tướng Trần Tử Bình (1907-1967).
Cụ Phạm Trinh Cán (1912-2003), nguyên quán xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Cụ được phong hàm đại tá đợt đầu tiên (năm 1948) và đã trải qua các chức vụ: Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Quân pháp – Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội).

Một hôm, Thiếu tướng Trần Tử Bình – Phó cục trưởng Cục Thanh tra quân đội - tìm Đại tá Phạm Trinh Cán, hỏi: “Anh nghe tin tức gì về vụ Châu không?”. Cục trưởng Cục Quân pháp trả lời: “Tôi có nghe. Bộ đội công phẫn lắm”.

Sau đó, hai ông bàn với nhau: “Ta phải mở cuộc điều tra về vụ này. Chỉ thị này tối mật. Ngoài mấy ông Trung ương, chỉ có tôi và anh biết. Nếu để lộ, Trần Dụ Châu mà dinh-tê vào thành thì chúng mình mất đầu”.

Theo quy định thời đó, những vụ phạm pháp, mức độ xử lý trong nội bộ thì Cục Thanh tra giải quyết. Nếu nặng thì chuyển sang Cục Quân pháp. Thiếu tướng Trần Tử Bình giao nhiệm vụ: “Anh tiến hành cuộc điều tra này”.

Cục trưởng Phạm Trinh Cán cử người tâm phúc điều tra tình hình Cục Quân nhu. Điều tra sơ bộ xong, anh em về báo cáo lên Trung ương.

Sau khi được nghe báo cáo, Thiếu tướng Trần Tử Bình hỏi: “Theo điều tra sơ bộ như vậy, có thể truy tố ra Tòa án binh không?”. Cục trưởng Phạm Trinh Cán trả lời: “Đáng truy tố theo tội trạng như vậy. Nhưng cần tiếp tục điều tra nữa để có thêm tài liệu, dẫn chứng cụ thể, để căn cứ mà kết tội”.
 

Bác Hồ rất nghiêm với những cán bộ cao cấp

Ông Phạm Trinh Cán kể thêm: “Khi xử vụ Trần Dụ Châu, bắt Toàn trước, Cửu sau”. Trước khi điều tra vụ Trần Dụ Châu, Bộ Tổng tư lệnh cho bắt Phạm Toàn để lấy lời khai. Phạm Toàn bị giam để lấy khẩu cung tại nhà dân, giao cho bộ đội canh giữ. Cục trưởng Phạm Trinh Cán trực tiếp hỏi về vụ bê bối của Cục Quân nhu. Đêm ấy, Cục phó Phạm Toàn tự tử.

Tiếp đó, Cục trưởng Phạm Trinh Cán lại ký lệnh bắt Lê Sỹ Cửu, đem giam cạnh nhà đơn vị Cục Quân pháp đóng. Mấy ngày sau, Lê Sỹ Cửu tự tử bằng cách bẻ que nứa cắt mạch máu cổ tay.

Tòa án binh tối cao xét xử, cụ Phạm Trinh Cán được nghe kể lại: Khi tuyên án, Trần Dụ Châu không ngờ mình bị tử hình, mặt tái đi, run lên.

Theo luật, án tử hình được quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Nếu Chủ tịch nước cho ân giảm, không bị đưa ra xử tử thì sẽ đưa về tù chung thân. Thiếu tướng Chu Văn Tấn hỏi bị cáo: “Có xin ân giảm không?”. Bị cáo Trần Dụ Châu đáp: “Có”. Nhưng khi đệ đơn xin ân giảm lên Chính phủ thì Hồ Chủ tịch đã bác đơn.

Cụ Phạm Trinh Cán kết luận: “Kể việc này để thấy Bác Hồ rất nghiêm với những cán bộ cao cấp không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn thoái hóa, biến chất!”.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm