| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 27/08/2016 , 08:29 (GMT+7)

08:29 - 27/08/2016

Dân không chỉ 'lo sợ' mà 'khiếp sợ' nhũng nhiễu, thưa Phó Thủ tướng!

Có lẽ khó có thể nói khác, sự trì trệ của nền hành chính cộng với tư tưởng “cai trị dân” của một “bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của đất nước hiện nay.


(Minh họa: Ngọc Diệp)

 

Doanh nghiệp Việt Nam không sợ đối thủ cạnh tranh, kể cả đương đầu với các công ty lớn, hãng lớn trên thế giới. Lịch sử đã hơn một lần chứng minh tài trí của doanh nhân Việt nhưng doanh nghiệp Việt Nam không chỉ lo sợ mà khiếp sợ với sự những nhiễu của cán bộ, công chức nắm quyền hành.

Có lẽ khó có thể nói khác, sự trì trệ của nền hành chính cộng với tư tưởng “cai trị dân” của một “bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của đất nước hiện nay. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.

Trong dân gian, không hiếm những câu “thành ngữ mới” chỉ đọc lên đã thấy xót xa như “Vỗ béo làm thịt”, “Trên trải thảm, dưới rải đinh”, “Chim chưa đậu đã nhậu mất chim”… và câu nói rất nổi tiếng về công chức Thủ đô của ông Phạm Quang Nghị khi còn làm Bí thư “Hà Nội bôi mà vẫn không trơn”.

Vì sao lại có những câu nói đau lòng này trong người dân và doanh nghiệp và vì sao lại có sự trì trệ nhức nhối của nền hành chính hôm nay?

Có lẽ có nhiều nguyên nhân mà trước hết, phải kể đến là trình độ của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.

Lý do thì nhiều như hiện tượng “4C – Con cháu các cụ”, tuyển người theo tiêu chí “4 ệ - “hậu duệ”, “quan hệ”, “tiền tệ” và cuối cùng mới là “trí tuệ”. Đó là chưa kể một số cán bộ công chức được đào tạo từ xưa, tuy mẫn cán nhưng sức khỏe và năng lực có phần hạn chế, thiếu đầu óc sáng tạo để tiếp thu những công nghệ mới.

Nguyên nhân thứ hai, đó là tàn tích của tư tưởng “cai trị dân”. Không ít cán bộ, công chức tự cho mình cái quyền quản lý và “cai trị”, thậm chí họ tự biến mình thành những “ông vua con” như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà quên đi chức năng phục vụ nhân dân như lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Cán bộ là công bộc của dân”.

Thứ ba, là thái độ nhũng nhiễu có chủ đích, cố tình gây khó khăn để người dân và doanh nghiệp phải “biết điều” cúng tế, tự cho mình cái quyền bắt dân “cống nạp”.

Có lẽ chính vì thế, tại Lễ ký cam kết về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại TPHCM ngày 24/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tỏ thái độ rất kiên quyết trong vấn đề này.

Ông Huệ nói: “Cán bộ công chức nhũng nhiễu mà xem xét kỷ luật theo đúng quy trình thì lâu lắm, vì thế trước khi nói đến việc xem xét kỷ luật thì tốt nhất là cho nghỉ việc và thay thế, chuyển cán bộ nhũng nhiễu đi làm việc khác rồi cho ngồi đó mà suy nghĩ về cái ghế của mình. Nhắc nhở không thay đổi thì luân chuyển người khác. Quán triệt thái độ và cư xử của cán bộ công chức đối với nhân dân, xử lý nghiêm không là mang tiếng lắm”.

Phó Thủ tướng đã nói đúng và nói trúng mong muốn của nhân dân. Người dân đã quá mệt mỏi với những thủ tục rườm rà, nhiêu khê, sự nhũng nhiễu của cán bộ, công chức và còn chán nản hơn, mỗi khi thấy kỉ luật một ai đó vi phạm lại vấp phải cái qui tình dài “loăng nhoẵng” với kết quả thường là “đầu voi, đuôi chuột”, phổ biến là hình thức “rút kinh nghiệm” sau khi “kiểm điểm nghiêm khắc”.

Người dân mong mỏi Chính phủ chỉ đạo làm ngay, làm quyết liệt, làm thật thậm chí đuổi thẳng tay những cán bộ, công chức hạch xách, hoạnh họe, nhũng nhiễu dân.

Doanh nghiệp Việt Nam không sợ đối thủ cạnh tranh, kể cả đương đầu với các công ty lớn, hãng lớn trên thế giới. Lịch sử đã hơn một lần chứng minh tài trí của doanh nhân Việt nhưng doanh nghiệp Việt Nam không chỉ lo sợ mà khiếp sợ với sự những nhiễu của cán bộ, công chức nắm quyền hành.

Nếu dẹp bỏ được những cán bộ, công chức nhũng nhiễu dân, kinh tế nước mình không có lý gì không phát triển mạnh mẽ.

Vì vậy, người dân mong muốn Chính phủ cần có sự nghiêm khắc, quyết liệt hơn nữa, thẳng tay cho nghỉ việc ngay lập tức những cán bộ, công chức nhũng nhiễu dân như lời của Phó Thủ tướng, phải không các bạn?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm