| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh với Chương trình “Không còn nạn đói”

Dân thoát nghèo, chí thú làm ăn

Thứ Ba 18/08/2020 , 08:33 (GMT+7)

Qua một năm triển khai thí điểm mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng” thuộc Chương trình Không còn nạn đói đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, có thể nhân rộng.

Ông Thạch Trang cho gà ăn. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Thạch Trang cho gà ăn. Ảnh: Minh Đảm.

Năm 2019, Cục Kinh tế hợp tác - PTNT giao Chi cục PTNT tỉnh Trà Vinh với tổng kinh phí là 400.000.000 đồng để triển khai thực hiện xây dựng mô hình nuôi gà thịt và trồng rau ăn lá cải thiện dinh dưỡng cho người dân tại tỉnh Trà Vinh.

Nguồn kinh phí được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 gắn với Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam.

Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-KTHT-GN ngày 29/7/2019 của Cục Kinh tế hợp tác - PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán xây dựng mô hình nuôi gà thịt và trồng rau ăn lá cải thiện dinh dưỡng cho người dân tại tỉnh Trà Vinh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2019 gắn với Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam.

Mô hình xây dựng theo định mức kinh tế - kỹ thuật của UBND tỉnh Trà Vinh, Bộ NN-PTNT phê duyệt. Bình quân mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 10.000.000 đồng/hộ.

Hộ dân tham gia Dự án sẽ được hỗ trợ chi phí giống, vật tư  như gà giống, thức ăn hỗ hợp, thuốc phòng trị bệnh cho gà, giống cải ăn lá, phân và thuốc BVTV, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt...

Bên cạnh đó, mỗi hộ sẽ đối ứng tương đương 4.000.000 đồng để xây dựng chuồng trại, mua sắm bóng đèn sưởi ấm cho gà, lưới bao quanh,…

Theo ông Huỳnh Kim Nhân - Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Trà Vinh, Dự án đã đầu tư, hỗ trợ 5.292 con gà giống, bình quân 147 con/hộ, tổng kinh phí 79.380.000 đồng; 27.518kg thức ăn hỗn hợp, dự án hỗ trợ 70%, người dân tự đối ứng 30%, tổng kinh phí 385.257.600 đồng.

Bên cạnh đó, hỗ trợ 4 liều thuốc phòng trị bệnh cho gà, dự án hỗ trợ 70%, dân tự đối ứng 30%, tổng kinh phí thực hiện 26.460.000 đồng. Mỗi hộ dân cũng nhận 360 gram hạt giống cải ngọt cọng xanh, 54kg phân Urê, 36kg KaliClorua, 180kg vôi bột, 18kg phân DAP và thuốc BVTV với tổng kinh phí 3.600.000 đồng.

Trong công tác tập huấn cho người dân, dự án đã tổ chức 1 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt và trồng rau ăn lá cho 36 hộ hưởng lợi trực tiếp từ dự án.

Qua thời gian thực hiện, dự án mang lại nhiều kết quả khả quan. Thời gian nuôi từ tháng 9 đến tháng 12/2019, trọng lượng gà xuất ước đạt 2,5 - 3 kg/con gà trống, 1,8 - 2,5 kg/con gà mái. Gà trống chiếm 65%, gà mái chiếm 35%.

Người dân giữ lại đàn gà mái để phát triển quy mô đàn. Ảnh: Minh Đảm.

Người dân giữ lại đàn gà mái để phát triển quy mô đàn. Ảnh: Minh Đảm.

“Đàn gà phát triển tốt, gà mái người dân giữ lại lấy trứng hàng ngày; gà trống bán đi thu lại kinh phí, sử dụng mua lương thực thực phẩm cho bửa ăn hàng ngày. 100% số hộ dân tham gia dự án nắm chắc và vận dụng tốt kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh trên gia cầm và cây trồng.

Đặc biệt, nhận thức về chương trình, ý thức vươn lên thoát nghèo của các hộ tham gia dự án nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung đã có chuyển biến tích cực. Điều này, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững và giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa phương”, ông Hà Văn Hưởng - Chủ tịch UBND xã Long Hiệp (huyện Trà Cú) nhận xét.

“Trong đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Dự án nuôi gà thịt và lấy trứng góp phần các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm. Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm.

Qua một năm triển khai thí điểm tại 3 ấp của xã, bước đầu mô hình đã tạo cho người dân duy trì nhiều thói quen cần thiết để cải thiện dinh dưỡng, thể tạng trẻ em và bà mẹ như dùng rau xanh, duy trì và nhân rộng đàn gia cầm…”, Chủ tịch UBND xã Long Hiệp cho biết thêm.

Người dân duy trì thói quen dùng rau xanh sau khi tham gia dự án. Ảnh: Minh Đảm.

Người dân duy trì thói quen dùng rau xanh sau khi tham gia dự án. Ảnh: Minh Đảm.

Đánh giá hiệu quả dự án tại địa phương, ông Huỳnh Kim Nhân cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Kinh tế hợp tác - PTNT, phân bổ kinh phí cho Chi cục PTNT làm chủ đầu tư dự án. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo nắm được kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và hạn chế thiệt hại trong quá trình chăn nuôi. Kết thúc mô hình góp phần thoát nghèo và người dân có chí thú làm ăn.

Trên cơ sở kết quả đạt được của dự án, Chi cục PTNT tỉnh Trà Vinh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan của huyện Trà Cú tập trung chỉ đạo UBND xã Long Hiệp xây dựng kế hoạch nhân rộng dự án ra các xã lân cận với các nội dung cơ bản sau: Tuyên truyền về hiệu quả dự án. Chỉ đạo cán bộ thú y xã cùng với các hộ đã được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát các hộ tham gia dự án duy trì, mở rộng quy mô chăn nuôi. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để nhân rộng mô hình.

Chi cục PTNT tỉnh Trà Vinh cũng đề nghị Cục Kinh tế hợp tác - PTNT năm 2020 tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho Chi cục Phát triển nông thôn để xây dựng và nhân rộng mô hình. Tổng kinh phí dự kiến là 400.000.000 đồng, tiếp tục nhân rộng dự án ấp khác trên địa bàn xã Long Hiệp.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác - PTNT cho biết, ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định triển khai chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam tới năm 2025 và tham vấn xây dựng mô hình nông nghiệp dinh dưỡng. Đây là chương trình hết sức ý nghĩa, thực tế với nhiều mục tiêu lớn.

Chương trình sẽ hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi. Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững. Nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Giảm tối đa việc thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm.

Tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình

Gia đình ông Thạch Trang có 6 thành viên gồm 3 thế hệ cùng sống trong ngôi nhà chật hẹp ở ấp Chợ, xã Long Hiệp. Năm 2019, hộ ông được UBND xã chọn tham gia thí điểm của mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng” trong Chương trình “Không còn nạn đói” quốc gia.

Ông Thạch Trang được hỗ trợ trên 100 con gà giống, thức ăn ăn nuôi, giống rau xanh… Bên cạnh đó, ông được cán bộ nông nghiệp của xã Long Hiệp tập huấn kỹ thuật chăm sóc gà như nhận biết bệnh, lựa chọn gà giống, chăm sóc và điều trị bệnh cho gà...

Nhận được cây, con giống từ dự án ông Thạch Trang đã chăm sóc cẩn thận đàn gà. Sau hai tháng nuôi dưỡng đúng kỹ thuật đàn gà phát triển khoẻ mạnh, lớn nhanh. Ông chia ra nhiều phần như bán một ít lấy tiền mua thức ăn chăn nuôi, để lại gần 20 con gà mái lấy trứng và gây giống tạo đàn. Xung quanh nhà, ông dành khoảng trên 10m2 đất để gieo hạt giống cải ngọt, rau muống dùng để giảm bớt chi phí tiền chợ mỗi ngày.

Đến nay, qua một năm thực hiện, gia đình ông Thạch Trang vẫn còn duy trì nhiều thói quen từ thực hiện dự án như: Trồng rau xanh để ăn hàng ngày, duy trì tốt đàn gia cầm... Bên cạnh đó, ông Thạch Trang còn chăn nuôi thêm bò, vịt để phát triển kinh tế gia đình.

Cùng ấp Chợ, ông Lâm Văn Chín cho biết: “Nhận được gà của dự án nuôi đạt hiệu quả. Lúc trước hỗ trợ 145 con. Thấy gà lớn con, đẻ sai nên để lại làm giống. Trong lúc nuôi tôi chừa lại 13 con mái gây giống được 2 lứa rồi. Khi thực hiện dự án thì mình có trồng rau muống với cải ngọt vừa ăn hàng ngày và sử dụng cây già cho gà ăn. Bây giờ gia đình có trồng thêm hàng rau má để ăn hàng ngày”.

Tham gia dự án, ông Chín đã nắm được các kỹ thuật chăm sóc gà thịt, gà lấy trứng. Dự định sắp tới, gia đình ông Lâm Văn Chín sẽ mở rộng chăn nuôi gà để phát tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.