| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể vườn địa lan Hoàng Vũ đạt kỷ lục lớn nhất nước

Thứ Hai 08/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Sau 10 năm nghiên cứu và sản xuất, đến nay ông Trần Phi Công (SN 1959, thôn Bồi Tây, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) sở hữu gần 2.300 chậu hoa địa lan Hoàng Vũ.

11-39-18_nh_1
Kỷ lục gia Trần Phi Công bên vườn lan Hoàng Vũ của mình

"Nhiễm" thú chơi lan từ nhạc phụ

Vườn lan Hoàng Vũ của ông Trần Phi Công được Hội đồng biên soạn Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Vườn địa lan Hoàng Vũ tư nhân lớn nhất cả nước" vào ngày 19/1/2017.

Ông Công đến với nghề trồng lan Hoàng Vũ cũng thật bất ngờ. Bố vợ ông là cụ Nguyễn Văn Nâm, một trong những người ở Nam Định đam mê thú chơi lan Hoàng Vũ nên ông Công cũng “nhiễm” địa lan từ cụ. Và, từ đó ông tâm huyết với loài cây này không kém bố vợ mình.

Hàng ngày, ông qua nhà bố vợ học hỏi kinh nghiệm chăm sóc và tìm hiểu thú chơi về loài “Nữ hoàng địa lan” này. Nắm bắt thị trường lan Hoàng Vũ ở trong nước rất lớn nhưng còn thiếu những vườn có quy mô lớn, giống lan quý hiếm để đáp ứng nhu cầu người chơi. Sau nhiều ngày tính toán, bàn bạc với gia đình, ông Công quyết định trồng lan Hoàng Vũ.

Năm 2007, ông Công bỏ ra 85 triệu đồng để mua 10 chậu lan Hoàng Vũ về gây dựng và hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà xưởng trồng lan tại chợ Dần (xã Trung Thành, huyện Vụ Bản). Tích góp dần dần, vườn lan của ông Công ngày càng lớn mà diện tích lại càng ít đi. Để mở rộng diện tích, năm 2011, ông đã mạnh dạn mua đất, xây dựng vườn tại xã Mỹ Phúc.

Vườn rộng trên 5.000m2, trong đó có 2 khu vực trồng lan Hoàng Vũ rộng trên 1.000m2 được rào kiên cố bằng sắt, lưới thép bao xung quanh, trên mái được che chắn bằng lưới nilon, có hệ thống tưới nước tự động.

11-39-18_nh_2
Sau 10 năm gây dựng, ông Công đang sở hữu gần 2.300 chậu lan Hoàng Vũ

Bao quanh toàn bộ khu vườn là hệ thống mương nước có tác dụng tạo không khí ẩm cho cây lan phát triển, có khu vực ủ phân bón, làm đất. Tổng giá trị đầu tư vườn địa lan Hoàng Vũ khoảng 3,5 tỷ đồng.

“Ngày xưa các cụ trồng lan Hoàng Vũ là chỉ để chơi, thưởng thức mùi hương và giao lưu chứ không phải mục đích trồng để làm kinh tế. Nhận thấy nhu cầu chơi lan Hoàng Vũ ngày càng nhiều, tương lai phát triển rất rõ mà quy mô trồng không nhiều nên tôi đã mạnh dạn đầu tư trồng giống lan này”, ông Công chia sẻ.

Sau 10 năm gây dựng, đến nay ông Công đang sở hữu 2.300 chậu lan Hoàng Vũ, trong đó có 1.000 chậu hoa giống và 1.300 chậu hoa chuẩn bị bán thương phẩm. Đến đầu năm 2017, vườn địa lan Hoàng Vũ Thành Công của ông mới chính thức bán sản phẩm lan giống và lan thương phẩm ra thị trường.

Hiện tại, lan Hoàng Vũ của gia đình ông được bán với giá dao động từ 300 - 600 nghìn đồng/chậu hoa giống và 10 - 20 triệu đồng/chậu hoa thương phẩm, tùy thuộc vào cây to, khỏe, hoa đẹp.

Còn hơn 1 tháng nữa, mới đến tết Nguyên đán nhưng thị trường hoa lan Hoàng Vũ ở Nam Định đã bắt đầu sôi động. Nhiều người yêu hoa lan Hoàng Vũ ở các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình… đang đua nhau về vườn lan nhà ông Công để chiêm ngưỡng và đặt hàng.

Văn hóa chơi lan

Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn lan Hoàng Vũ của gia đình, kỷ lục gia Trần Phi Công bảo, lan Hoàng Vũ được người yêu hoa đánh giá là “Nữ hoàng địa lan”, là đỉnh cao trong các loài hoa, bởi loài này đẹp tổng thể từ thân, lá, độ cao của hoa, cho đến màu sắc, hương thơm. Lá của cây lan Hoàng Vũ mềm, mướt, luôn vặn kiếm, đầu nhọn, tỏa ra ôm trọn lấy chậu rất đẹp.

Hoa lan Hoàng Vũ màu vàng, to nhất trong các loại lan, các cánh hoa lúc nào cũng hướng về ánh sáng, mềm mại như đang múa. Thân cây cứng cáp, hương thơm man mác. Không chỉ đẹp, lan Hoàng Vũ còn đòi hỏi người trồng, chăm sóc phải có kinh nghiệm, kỳ công nên có giá trị kinh tế cao.

11-39-18_nh_3
Hội đồng biên soạn Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục

Để chơi lan Hoàng Vũ đúng cách trong dịp tết, theo ông Công, người chơi lan Hoàng Vũ phải tinh tế, hiểu được văn hóa chơi cũng như cái đẹp, giá trị của loài lan này. Nên bỏ chậu lan Hoàng Vũ lúc đẹp nhất (khi hoa đang nở rộ) vào nhà chơi tết và khi nào lan sắp tàn thì nên đem ra ngoài.

Ông Công lý giải: “Lan Hoàng Vũ thường được chơi vào những ngày tết, nó tượng trưng cho những gì tinh túy nhất trong những ngày đầu năm mới. Vì vậy, khi đưa chậu lan vào nhà phải trọn vẹn, lan đang thời kỳ nở rộ, ý muốn nói năm mới luôn đầy sức sống, mãnh liệt và khi đón tết xong thì nên bỏ chậu lan ra ngoài, ý muốn nói phải trân trọng và nhớ đến loài hoa này. Chứ chơi tàn hết hoa mới đem ra ngoài thì không còn đọng lại cảm xúc…”.

Đặc biệt, một chậu lan Hoàng Vũ đầy đủ ý nghĩa nhất, chơi trong những ngày tết phải đủ 3 thế hệ hay còn gọi là gia đình “Tam đại đồng đường” gồm lan mẹ, lan con, lan cháu, ý muốn nói sự sum họp của gia đình trong ngày Tết, thể hiện lối sống mẫu hệ, một gia đình nương tựa vào nhau mà sống.

Cũng theo ông Công, chậu hoa lan Hoàng Vũ đủ 3 năm thì sẽ cho hoa chất lượng nhất, hương thơm ngào ngạt. Mỗi chậu hoa nên giữ khoảng 7 - 9 ngồng hoa là đẹp nhất, không bị rối mắt.


Nói về kỹ thuật trồng lan Hoàng Vũ, ông Công chia sẻ, trồng loài lan này phải đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các loài hoa khác như dễ mắc bệnh (bệnh thối rễ, thối nõn) mà mắt thường không nhìn thấy. Ngoài ra, chế độ chăm sóc luôn được đặt lên hàng đầu, đây là vấn đề cốt lõi, người trồng phải đầu tư đủ thời gian cho cây, tìm hiểu đặc tính của loài hoa này…

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm