| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 31/01/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 31/01/2018

Đằng sau một lá thư của người ngoại quốc gửi 'ông quan' đã nghỉ hưu?

Ngày 26/1, một bà mẹ Pháp đã viết một lá thư tay gửi ông Nguyễn Sự, nguyên Bí́ thư Thành ủy thành phố Hội An.

Trong thư, người mẹ kể rằng lúc 24 giờ ngày 25/1, con trai bà là anh Margan đang đi dạo trên đường Nguyễn Phúc Chu, dọc bờ Nam sông Hoài thì có khoảng 15 thanh niên người Việt mời anh sử dụng xe máy. Khi Margan thanh toán cho họ 50.000 đồng Việt Nam thì một thanh niên đã cướp tiền của anh.

Sau đó Margan và mấy người bạn đi bộ đến quán Bar Tiger 2 trên đường Nguyễn Phúc Chu, thì nhóm thanh niên trên đã tấn công Margan và bạn của anh, khiến Margan bị rách mấy chỗ trên mặt và cơ thể, phải đưa vào bệnh viện khâu 11 mũi. Theo bà, thì hành vi của nhóm thanh niên kia là “không thể chấp nhận được”.

Anh Margan - khách du lịch tới Hội An và bị hành hung phải nhập viện với 11 mũi khâu đêm 25/1

Xin hãy gạt chuyện xô xát trên sang một bên. Việc đó, CA thành phố đang xác minh, và sẽ xử lý những người vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, mà hãy nói đến chuyện lá thư. TP Hội An hiện đang có những người lãnh đạo cao nhất là Bí thư, Chủ tịch, cùng đầy đủ các cơ quan chức năng. Nhưng tại sao bà mẹ người Pháp kia không gửi thư cho những người đó, mà lại gửi cho ông Nguyễn Sự, một người đã nghỉ hưu từ 3 năm nay, hiện không còn bất cứ một thứ quyền hành gì để có thể giải quyết những điều mà bà phản ánh?

Câu trả lời là: Thời đương chức, Nguyễn Sự là một bí thư thành ủy hết sức năng nổ, tận tâm. Ông luôn luôn lắng nghe người dân, và chỉ đạo giải quyết bất cứ sự phản ánh nào của người dân TP nếu xét thấy phản ánh đó là đúng, là có căn cứ. Dưới thời ông, Hội An đã “ra Hội An”, tệ nạn xã hội giảm, môi trường TP được cải thiện, đô thị trở nên quy củ, trật tự, đâu ra đấy. Là người không tham quyền cố vị, nên khi thấy lớp người kế cận đã đủ sức thay mình gánh vác trọng trách, ông đã xin nghỉ hưu trước tuổi.

Những việc làm trên của ông đã được không chỉ người dân trong nước mà còn được cả những du khách nước ngoài ghi nhận. Rồi “tiếng lành đồn xa”, chính vì vậy mà họ vẫn gửi thư, vẫn phản ánh tới ông những vụ việc liên quan đến mình, như thể ông vẫn đương chức, đương quan tâm tới mọi người dân của Hội An, và không bỏ sót bất cứ việc gì liên quan đến người dân.

Nhân vụ việc này, lại nhớ đến chuyện đầu thế kỷ trước, đê sông Hồng ở Thái Bình bị vỡ, gây lụt lội, thiệt hại rất lớn. Trước sự việc đau lòng đó, viên công sứ người Pháp ở Thái Bình đã tự sát, vì không giữ được đê, không bảo vệ được dân, dù đó là dân Việt Nam chứ không phải là người dân Pháp của ông. Vừa thương, vừa cảm phục ông, người dân sống cạnh đoạn đê vỡ đó đã lập một cái miếu nhỏ ven đê để thờ ông. Cái miếu đó, đến nay vẫn còn dấu tích.

Hai vụ việc trên, ở cách xa nhau cả ngàn cây số về địa lý, và cách nhau cả thế kỷ về thời gian, nhưng ý nghĩa chỉ là một. Bất cứ ai, hễ làm quan mà tận tâm tận lực với dân, thì đều được dân ghi tạc trong lòng, và ngược lại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm