| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề nông nghiệp gắn với chất lượng, không chạy theo tiến độ

Chủ Nhật 22/10/2023 , 18:37 (GMT+7)

Bạc Liêu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giới thiệu việc làm hiện nay tại Bạc Liêu được chú trọng nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động.

Bạc Liêu chú trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giới thiệu việc làm. Ảnh: Trọng Linh.

Bạc Liêu chú trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giới thiệu việc làm. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu xác định đào tạo nghề cho người lao động nông thôn giữ vai trò rất quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, công tác đào tạo nghề vẫn còn nhiều bất cập như tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, nông thôn còn lớn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, cơ cấu và trình độ lao động đã đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh này dự kiến đào tạo nghề cho 120.000 lao động nông thôn thuộc các đối tượng người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nữ mất việc làm, hộ nghèo, cận nghèo, người bị thu hồi đất, gia đình chính sách và một số đối tượng khác.

Để đạt mục tiêu đề ra, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh sẽ tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, của thị trường lao động.

Nhiều học viên được đào tạo và áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ có hiệu quả phù hợp nhu cầu phát triển của địa phương. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều học viên được đào tạo và áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ có hiệu quả phù hợp nhu cầu phát triển của địa phương. Ảnh: Trọng Linh.

Xây dựng các mô hình đào tạo có hiệu quả thiết thực và phấn đấu đạt đa mục tiêu như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và tạo sinh kế của người dân, chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế, với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Mặt khác, tỉnh Bạc Liêu đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và tiếp tục nâng cao năng lực đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, người dạy nghề, trong đó chú trọng nâng tỷ lệ giáo viên cơ hữu; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, xây dựng các chương trình, giáo trình đáp ứng nhu cầu và phù hợp với người học, với thị trường lao động và phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhiều học viên được đào tạo và áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ có hiệu quả phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế tại địa phương các kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt, lợn, dê; kỹ thuật nuôi tôm thẻ, tôm sú, cua biển, cá nước ngọt; kỹ thuật nhân giống lúa; mô hình đan lát lục bình, đan dây nhựa, may dân dụng…

Ông Tăng Văn Tám, Trưởng phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Trọng Linh.

Ông Tăng Văn Tám, Trưởng phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu). Ảnh: Trọng Linh.

Trao đổi PV NNVN, ông Tăng Văn Tám, Trưởng phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bạc Liêu) cho biết, đối với tỉnh Bạc Liêu tỷ lệ lao động nông thôn tìm việc làm ngoài tỉnh còn khá cao, một phần do thực trạng lao động tìm việc làm trong tỉnh không nhiều, hiện nay một số nghề như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, giam cầm cũng đang gặp khó khăn…, do đó lao động nông thôn khó kiếm việc làm.

Bên cạnh đó, việc làm ở ngoài tỉnh cũng xảy ra tỉnh trạng trên, nhiều công ty, doanh nghiệp đóng cửa hoặc cắt giảm số lao động do tình hình chung hiện nay. Nói về các giải pháp đào tạo nghề nông thôn có việc làm, ông Tám chia sẻ, thứ nhất triển khai nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thứ hai, Sở LĐ-TB&XH tỉnh chỉ đạo cho Trung tâm giới thiệu việc làm liên hệ các công ty trong và ngoài tỉnh để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động sau khi đạo tạo sẽ gắn với giới thiệu việc làm.

Đào tạo nghề lao động nông thôn đòi hỏi gắn với nhu cầu thực tế của từng địa phương hoặc nơi tuyển dụng lao động. Ảnh: Trọng Linh.

Đào tạo nghề lao động nông thôn đòi hỏi gắn với nhu cầu thực tế của từng địa phương hoặc nơi tuyển dụng lao động. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông Tám, sau đợt dịch bệnh đến nay thì nhu cầu tuyển dụng lao chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhu cầu đạo tạo nghề gắn với việc làm trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài điểm sáng chứ chưa mang tính toàn diện lâu dài.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với việc làm, tuy nhiên việc giải ngân phải gắn với chất lượng, chứ không chạy theo tiến độ.

Bên cạnh đó, các địa phương chỉ có Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, đội ngũ cán bộ không nhiều, do đó Sở LĐ-TB&XH cũng kết nối với Phòng LĐ-TB&XH của huyện cùng với các trường cao đẳng trên địa bàn liên kết hỗ trợ để tăng cường năng lực đào tạo và huy động thêm lực lượng kỹ sư nông nghiệp, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi để bồ dưỡng thêm kiến thức về sư phạm, phương pháp dạy để giảng dạy tăng thêm lực lượng đào tạo. 

Hội Phụ nữ có vai trò quan trọng đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ảnh: Trọng Linh.

Hội Phụ nữ có vai trò quan trọng đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030. Về chính sách, hỗ trợ chi phí đào tạo (học nghề, vật tư, nguyên, phụ liệu, con giống, cây trồng...), tiền ăn, tiền đi lại; hỗ trợ chi phí tổ chức các lớp đào tạo nghề.

Về cơ chế, hỗ trợ người lao động nông thôn học nghề ở trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng và khi học ở trình độ cao hơn thì người học đóng thêm phần chênh lệch so với mức quy định được hỗ trợ; việc hỗ trợ học nghề không quá 3 lần...

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm