| Hotline: 0983.970.780

Đất và người cao su

Thứ Năm 27/07/2023 , 12:25 (GMT+7)

Những nông trường cao su đã tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống người dân. Cây cao su đã hòa quyện với các bản làng, giúp đồng bào Tây Nguyên no ấm.

Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Tổng cục Cao su Việt Nam (sau này là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam - VRG) thực hiện chủ trương phát triển cây cao su ở Tây Nguyên với phần lớn diện tích nằm ở vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

12 đơn vị thành viên VRG đứng chân trên địa bàn năm tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng với tổng diện tích trên 64 nghìn ha, đưa Tây Nguyên thành vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước. 

 

Từ những vùng đất hoang sơ, các dự án cao su thuộc VRG đều đã hình thành các thôn, buôn, xã nông thôn mới, thị trấn, thị tứ dân cư đông đúc, trù phú.

Điều quan trọng nhất, hành trình cây cao su trên đất Tây Nguyên giúp đổi thay đời sống nhiều hộ nghèo người dân tộc Ê Đê, Bahnar, J'rai, Xơ Đăng...

12.000 công nhân đang làm việc trong các công ty cao su, trong đó có quá nửa là người dân tộc thiểu số là minh chứng rõ ràng cho số phận cũng như sự phát triển của cây cao su với đồng bào Tây Nguyên đã tự nhiên bện chặt vào nhau.

 
 

Ông Phạm Đình Luyến (Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh) cho biết, dù ngành cao su phải đối mặt nhiều khó khăn, phải tiết giảm chi phí sản xuất... nhưng vẫn duy trì ổn định mức tiền lương và thu nhập của người lao động, đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Thu nhập bình quân của lao động khá cao, trên 8 triệu đồng/người/tháng. Từ những cố gắng của công ty, đến nay đời sống của công nhân đồng bào đã dần ổn định và nâng cao, hơn 50% số hộ đã biết làm giàu từ kinh tế gia đình.

 
 
 

Các công ty chọn các đối tượng là con em dân tộc thiểu số gửi đi học các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành và các lớp thanh vận, được cấp 100% kinh phí đào tạo để xây dựng nguồn cán bộ là người đồng bào dân tộc tại chỗ lâu dài.

 
 

Ông Lê Anh Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Ea Hleo) lý giải, đồng bào dân tộc thiểu số thích làm công nhân cao su vì các công ty cao su chứng tỏ tính hiệu quả và ổn định về thu nhập cho bà con. Từ thuở ban đầu khó khăn, đến nay, các nông trường cao su, các công ty cao su đã trở thành những đơn vị làm kinh tế lớn mạnh ở Tây Nguyên.

 
 
 
 

Ông Đậu Đình Quản (Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Cao su Ea Hleo) nói: Khi đồng bào vào làm công nhân cao su, cuộc sống ổn định và được hưởng nhiều chế độ chính sách, có những gia đình công nhân người dân tộc thiểu số sắm được ô tô, xây dựng nhà đẹp đẽ... là chuyện bình thường.

 

Ngoài thu nhập từ cao su, bà con còn có thời gian làm nương rẫy, làm kinh tế phụ gia đình... Những buôn làng có công nhân cao su đều thay da đổi thịt; con em có điều kiện đi học các trường đại học...

 
 
 

Những khu dân cư đã hình thành, phát triển, ngày càng bền vững bên cạnh những nông trường cao su. Cây cao su góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và giữ vững vùng biên.

Đất và người Tây Nguyên hơn 40 năm qua đã bện chặt cùng cây cao su, thành một khối bền vững, không tách rời...

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Ảnh 10:39

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Xem thêm