| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL chuyển mình sang kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn

Thứ Hai 21/11/2022 , 09:24 (GMT+7)

ĐBSCL có tiềm năng lớn về việc tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đã khiến khu vực ĐBSCL đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đã khiến khu vực ĐBSCL đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Phạm Hiếu.

Những "trái ngọt" đầu tiên từ nguồn đầu tư 7 triệu euro

ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, đóng góp hơn 50% tổng sản lượng lúa cả nước, 70% các loại trái cây và 95% sản lượng gạo xuất khẩu. Đặc biệt, ĐBSCL là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó có tiềm năng lớn về việc tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, thâm canh sản xuất nông nghiệp, thủy sản cùng với các tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đã khiến khu vực kinh tế trọng yếu này đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ đó đặt ra tính cấp thiết của các giải pháp mang tính đột phá để ngành nông nghiệp ĐBSCL có thể thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến việc phát triển bền vững.

Với tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, Dự án GIC Việt Nam được triển khai tại 6 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Với tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, Dự án GIC Việt Nam được triển khai tại 6 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, với tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, Dự án Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm Việt Nam (Dự án GIC Việt Nam) được phối hợp thực hiện bởi Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT), Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và chính quyền 6 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng từ năm 2020 - 2024.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, sau khoảng 2 năm triển khai Dự án, đến thời điểm hiện tại, Dự án đang tập trung vào khâu đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho bà con nông dân thông qua mô hình các hợp tác xã (HTX).

“Tính đến nay, Dự án đã đào tạo được hơn 4.000 hộ nông dân trong việc ứng dụng các công nghệ và quy trình trong sản xuất an toàn, sản xuất xanh. Dự án cũng đào tạo nông dân, các HTX những vấn đề liên quan đến kinh doanh nông nghiệp. Qua đó không chỉ dạy nông dân kỹ thuật mà còn dạy bà con phương thức kinh doanh, tính toán tích hợp đa giá trị, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả canh tác”, ông Lê Đức Thịnh cho hay.

Bên cạnh đó, các HTX nông nghiệp tham gia Dự án đã được hỗ trợ và củng cố theo hướng nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh thông qua việc liên kết trong chuỗi giá trị đi kèm với ứng dụng khoa học công nghệ.

Dự án đã hỗ trợ các HTX đầu tư cơ sở sản xuất nhằm đa dạng hóa các sản phẩm sơ chế, chế biến sản phẩm lúa gạo và trái cây.

Đặt mục tiêu giảm 30% phân bón vô cơ, 50% thuốc BVTV

Hiện nay, khu vực ĐBSCL đang bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, sạt lở, đặc biệt là rất nhiều tác động buộc người dân phải thay đổi quy trình cũng như cơ cấu sản xuất. Việc kết hợp các giải pháp để nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp nói chung và nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp nói riêng là mục tiêu mà Dự án GIC Việt Nam hướng đến.

Dự án sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để đạt được mục tiêu đó, theo ông Lê Đức Thịnh, thông qua thúc đẩy và tăng cường năng lực áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo và những mô hình kinh tế có tính cạnh tranh, Dự án sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế.

Dự án cũng sẽ giúp cải tiến các hệ thống canh tác theo hướng bền vững, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời tăng cường khả năng thích nghi và chống chịu trước các tác động của biến đổi khí hậu của hai chuỗi giá trị nông sản chủ lực ở ĐBSCL là lúa gạo và xoài.

Dự án GIC Việt Nam sẽ hỗ trợ 20.000 nông hộ sản xuất nhỏ cải thiện được chất lượng sản phẩm của mình, 20.000 nông hộ có thể nâng cao thu nhập từ 15-20%. 12.000 nông hộ sẽ được đào tạo và áp dụng các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường.

Dự án đặt ra mục tiêu xây dựng các chuỗi ngành hàng lúa gạo và xoài để đảm bảo có ngành hàng chuyển đổi theo xu thế phát triển bền vững. Ảnh: Hữu Đức.

Dự án đặt ra mục tiêu xây dựng các chuỗi ngành hàng lúa gạo và xoài để đảm bảo có ngành hàng chuyển đổi theo xu thế phát triển bền vững. Ảnh: Hữu Đức.

“Dự án cũng sẽ chú trọng thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX nhằm tạo mối liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, thúc đẩy các cơ hội hợp tác trực tiếp dựa trên những nhu cầu và quan tâm chung của các nhân tố tham gia chuỗi giá trị”, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cho biết.

Các doanh nghiệp, HTX tham gia Dự án sẽ được nâng cao năng lực, cải tiến quy trình sản xuất, qua đó cải thiện một số chỉ số hiệu quả kinh doanh chính. Khoảng 200 việc làm mới, ưu tiên cho phụ nữ và thanh niên được kỳ vọng tạo ra thêm từ các mô hình tận dụng phụ phẩm lúa gạo như rơm rạ.

Mục tiêu tiếp nối là xây dựng các chuỗi ngành hàng lúa gạo và xoài để đảm bảo có ngành hàng chuyển đổi theo xu thế phát triển bền vững. “Với sự liên kết của các doanh nghiệp, hiện nay, tại khu vực ĐBSCL có khoảng 300 HTX của ngành hàng lúa gạo, 150 HTX của ngành hàng xoài đang và sẽ được đào tạo, ứng dụng những biện pháp phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn”, ông Lê Đức Thịnh nói.

Cùng với đó, Dự án sẽ mở rộng các sáng kiến trong lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính thông qua các mô hình tưới khô ướt xen kẽ, chuyển đổi lúa tôm, phát triển cây ăn quả, tích hợp nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp…

Dự án đã đặt mục tiêu giảm 40% lượng tiêu thụ nước, 30% lượng phân bón vô cơ, 50% lượng thuốc BVTV hóa học. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dự án đã đặt mục tiêu giảm 40% lượng tiêu thụ nước, 30% lượng phân bón vô cơ, 50% lượng thuốc BVTV hóa học. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Dự án cũng có riêng 1 hợp phần về chế biến các phế phụ phẩm trong nông nghiệp, qua đó hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế IRRI về các giải pháp thu gom rơm, rạ, vỏ trấu để chế biến thành những sản phẩm tái tạo. Đặc biệt, Dự án đã đặt mục tiêu giảm 40% lượng tiêu thụ nước, 30% lượng phân bón vô cơ, 50% lượng thuốc BVTV hóa học”, ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ ký giao ước thi đua năm 2025

Ninh Thuận Khối thi đua Sở NN-PTNT 13 tỉnh, thành phố vùng Trung bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…