Sạt lở và sụp lún đất ở Cà Mau. Ảnh: HĐ |
Trong 4 năm qua (2014-2018), theo số liệu quan trắc sử dụng radar (dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến) trên 1.000 địa điểm ở khu vực ĐBSCL báo động hiện trạng sụp lún đất mỗi năm với mức độ tăng dần. Qua biểu đồ dự báo mức độ sụt lún đất tại các khu đô thị cao nhất ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng.
Riêng tại TP Cần Thơ sụt lún đất khoảng 3cm/năm. Có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó tác động từ nhiều năm qua khi các công trình xây đập thủy điện ở các nước vùng thượng nguồn Mekong dựng lên, lượng phù sa về hạ lưu giảm mạnh. Dự báo có thể giảm đến 50% nếu các công trình thủy điện chặn dòng chính Mekong tiếp diễn. Đồng thời là diễn biến mặn xâm nhập, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức càng đẩy nhanh tiến trình sụt lún nhanh hơn và một khi ĐBSCL đã sụt lún không thể bơm dâng lên được.
Theo khuyến cáo các chuyên gia, cách giảm nhẹ, hạn chế tình trạng sụt lún đất là phải giảm và hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng nước ngầm. Các cơ quan Bộ ngành cần có biện pháp quản lý, kiểm soát việc khai thác, sử dụng nước ngầm và tìm biện pháp khác thay thế.
Từ năm 2013, năng lượng trở thành một trong lĩnh vực ưu tiên của hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam, hình thành nên Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ Công thương/GIZ. GIZ đang thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo ở ĐBSCL.