| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị tiếp tục hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số

Thứ Sáu 27/09/2019 , 15:08 (GMT+7)

Với những ý nghĩa, hiệu quả thiết thực, Quyết định 42/2012/QĐ-TTg đã được đại diện nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đề nghị tiếp tục thực hiện.

Quyết định 42 đã có ý nghĩa lớn đối với các doanh nghiệp cao su. Ảnh minh họa.

Hội nghị Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 42/2012/QĐ-TTg (Quyết định 42) về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2012-2018, vừa được Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 27/9 tại TP HCM.

Theo Bộ NN-PTNT, trong 7 năm (từ 2012 đến 2018) thực hiện Quyết định 42, tổng số kinh phí đã hỗ trợ các tổ chức, đơn vị là xấp xỉ 500 tỷ đồng. Số lao động là đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ kinh phí là 109.396 người.

Quyết định 42 đã có tác động rất lớn đến người lao động tại khu vưc Tây Bắc và Tây Nguyên, chiếm tỷ trọng lớn là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và TCty Cà phê Việt Nam.

Tổng kinh phí hỗ trợ 2 doanh nghiệp này về bảo hiểm và đào tạo lao động là đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 415 tỷ đồng (chiếm 83,1% tổng kinh phí giai đoạn 2012-2018. Số người được hỗ trợ bảo hiểm và hỗ trợ đào tạo là xấp xỉ 90.000 người (chiếm 82,1% tổng số người được nhận hỗ trợ).

Nhìn chung, chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 42, đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức trên địa bàn các tỉnh đảm bảo công tác thực hiện đóng bảo hiểm, đào tạo nghề… cho người lao động. Qua đó góp phần giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức duy trì và phát triển sản xuất với nguồn nhân lực đã qua đào tạo.

Thông qua sự hỗ trợ của nhà nước về hỗ trợ bảo hiểm, đào tạo nghề, đã giúp người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp khi được đảm bảo quyền lợi; các doanh nghiệp yên tâm sử dụng lâu dài lao động và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn co công ăn việc làm và thu nhập ổn định, nhất là được tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn (BHTN), góp phần giải quyết ổn định chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc khi hết tuổi lao động, khi ốm đau và khi thất nghiệp, giúp ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Tạo điều kiện cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có tay nghề, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số đã giúp người lao động thay đổi được nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn.

Ngoài ra còn thay đổi thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn đưa những kiến thức được tiếp thu thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề … áp dụng trong sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nôn thôn.

Tạo điều kiện giúp đơn vị lao động tiết giảm được suất đầu tư trồng mới, chăm sóc cao su; giảm được giá thành sản xuất, tăng thu nhập đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự hỗ trợ nói trên đã có ý nghĩa đặc biệt đối với các doanh nghiệp cao su trong giai đoạn giá cao su giảm mạnh vừa qua.

Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, cho biết, Quyết định 42 đã mang lại những ý nghĩa thiết thực, nhất là với người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ cho bản thân họ mà còn với cả điều kiện sinh sống của gia đình họ.

Tuy nhiên, việc thực hiện Quyết định 42 vẫn gặp phải nhiều khó khăn không nhỏ. Chẳng hạn, ngân sách chỉ áp dụng cho mỗi lao động không quá 5 năm, nên từ năm thứ 6 trở đi, các đơn vị sử dụng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số phải nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN cho đồng bào dân tộc thiểu số, làm tăng giá thành sản xuất cũng như suất đầu tư xây dựng cơ bản.

Việc cấp kinh phí hỗ trợ cầm chậm, mức hỗ trợ còn thấp do doanh nghiệp, tổ chức tốn kinh phí rất lớn trong đào tạo nghề bởi lao động là người dân tộc thiểu số phần lớn chưa qua đào tạo, chất lượng lao động chưa cao …

Với những ý nghĩa lớn mà Quyết định 42 mang lại, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương tham dự Hội nghị đã đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện Quyết định này trong thời gian tới.

Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn kết luận Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, khẳng định Quyết định 42 đã có tác động tích cực tới các địa phương, đơn vị, bà con là người dân tộc thiểu số được thụ hưởng.

Vì vậy, Bộ NN-PTNT sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xử lý việc hỗ trợ ngân sách theo Quyết định 42 cho các năm 2018 và 2019. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo sữa chữa, bổ sung Quyết định 42 để tiếp tục duy trì chính sách này trong thời gian tới.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trồng cây nêu ngày Tết, 5 người bị bỏng nặng do điện giật

HUẾ 5 người đang tiến hành trồng cây nêu ngày Tết không may sơ ý vướng phải nguồn điện dẫn đến bị bỏng nặng.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất