| Hotline: 0983.970.780

Đi 'săn' nấm mối cuối mùa

Thứ Hai 02/12/2019 , 13:15 (GMT+7)

Khi những cơn mưa dầm tạm ngớt, gió bấc se se làn da, người dâncác địa phương lại vào mùa “săn” nấm mối.

Nấm mối mọc dưới những tán lá ẩm ướt.

Mùa nấm mối năm nay ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) tuy đến muộn hơn so với mọi năm, nhưng nấm vẫn nhiều và ngọt ngào không kém những năm trước.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương thôn Hiền Sĩ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền nấm mối thường xuất hiện sau một vài ngày nắng hanh rồi trời lại đổ mưa, hoặc mọc vào khoảng thời gian lúc gió trở mùa, đất bốc mùi ẩm thấp.

Để “săn” được nấm, người dân thường phải dậy rất sớm và đặc biệt cần có duyên, may mắn, bởi thời gian sống của nấm mối cũng rất ngắn, đến trưa, chiều, cây đã bắt đầu tàn hoặc bị một số động vật, côn trùng ăn.Bởi thế, người ta phải tranh thủ hái thật sớm để nấm mối không bị hư hại.

Anh Nguyễn Thịnh, ở thôn Hiền Sĩ, cho biết: “Nấm mối mọc sau những ngày mưa dầm, trời rông gió bấc. Nấm mọc vài ba đợt trong mùa, từ khoảng cuối tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Khi mọc, nấm mối tỏa mùi hơi tanh. Đứng ngược hướng gió, sẽ nghe được mùi,đến vùng nặng mùi, nhìn kỹ nơi lớp lá mục sẽ thấy nấm”.

Theo chân anh Thịnh đi “săn” nấm mối, lúc trời còn tờ mờ sáng, chúng tôi đã bắt gặp nhiều người dân địa phương đi săn lùng nấm mối. Đi được khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ “chun bụi lủi bờ”, bất chợt anh Thịnh dừng lại, cúi mặt nhìn sát vào chân lùm cây rậm. Anh bảo: “Đây rồi!”.

Tôi nhìn sâu vào vùng ánh sáng yếu dưới chân lùm, ngỡ ngàng, lạ lẫm. Nấm mọc quanh một vùng bụi rậm. Mùi nấm mới mọc, trộn lẫn mùi lá ẩm mục xông lên nghe ngai ngái. Lớp nấm búp đội lá nhô lên. Lớp nấm mỡ trắng muốt, đội nón tròn xoe, đứng che nấm búp. Những chiếc nấm sắp tàn, đứng nghiêng nghiêng che vành nón lá, chen chúc nhau trong khoảnh đất khoảng hơn 1m2, trông thật hấp dẫn.

Chúng tôi hái không biết mỏi, mặc cho gai cào, muỗi đốt… Hái xong đám nấm được khoảng hơn 1kg, anh Thịnh tiếp tục dẫn tôi đi “săn” nấm. Đến chừng gần 7 giờ sáng, chúng tôi tạm biệt rung mà trong lòng vẫn còn nhiều tiếc nuối. "Có người tìm đến đỏ mắt không thấy, nhưng cũng có người chỉ đi vài trăm mét vẫn gặp”, anh Thịnh tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Trà My, người dân thôn Hiền Sĩ chia sẻ: “Nấm mối có thể coi là ngon nhất trong các loại nấm mà tôi từng ăn. Xét về chất lượng, nó ngọt gấp mấy lần nấm rơm, hương vị không chê vào đâu được. Dân sành ăn thì xào thịt gà, nấu lẩu, còn đơn giản hơn là nấu canh, kho tương cũng là món ngon “bá cháy”. Tôi nay đã ngoài 50 tuổi mà mỗi lần ăn nấm mối đều thích cái vị ngọt chân chất của nó”.

Tự thân nấm mối đã chứa một chất ngọt tiềm ẩn nên khi chế biến không cần phải thêm thịt cá, bột ngọt sẽ làm mất cái hương vị đặc trưng của thứ trời cho. Nấm mối có vị ngọt đặc trưng, thơm, cọng nấm dai, khi thưởng thức khó lẫn với loại nấm khác.

Nấm mối có thể nấu nhiều món, thông thường nhất vẫn là đổ chả trứng, nấu xôi, cháo nấm mối, hoặc cũng có thể xào độc lập, xào với một số loại rau hay nấu canh...chỉ có vậy thôi mà ai ăn một lần cũng đều nhớ mãi cái mùi vị thơm ngon, ngọt béo, không chê được chỗ nào.Nếu ai thích cầu kỳ có thể dùng nấm mối làm những đổ bánh xèo, vừa ăn vừa xuýt xoa... Người dù khó tính tới đâu cũng phải thừa nhận nấm mối là món ngon “danh bất hư truyền”.

Mỗi năm nấm mối chỉ xuất hiện một đợt trong khoảng hơn một tháng, bắt đầu từ khi đến mùa lạnh. Tuy nhiên, cũng có nơi nấm mọc sớm hoặc trễ hơn do thời tiết thay đổi bất thường. Đây là món ngon quý hiếm nên năm nào cũng sốt giá, nhất là đợt nấm mọc đầu mùa.

10-36-06_nm_moi_rt_ngon_v_bo_duong
Nấm mối rất ngon và bổ dưỡng.

Chị Nguyễn Thị Hiền, cho biết: “Vào thời điểm này năm trước, tại các chợ Phù, An Lỗ... giá một ký nấm mối tươi từ 200.000 - 250.000đ (tùy nấm búp hoặc nấm nở), có khi tăng lên đến gần 300.000 đồng/kg”.

“Mặc dù giá rất cao nhưng lúc nào nấm mối cũng đắt vì cả một phiên chợ chỉ vài ba người bán, gom lại chừng năm bảy ký. Không phải ngày nào chợ cũng có nấm mối vì chúng xuất hiện nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, độ ẩm và môi trường tự nhiên” chị Lê Thị Thu Hương, cho biết thêm.

Về quá trình phát sinh của nấm mối, hiện chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định nấm mối là do ổ mối tạo ra. Nhưng theo suy nghiệm dân gian thì nấm mối xuất hiện hằng năm là do các ổ mối nằm sâu dưới đất tiết ra men vi sinh, khi gặp thời tiết thích hợp, nấm sẽ phát triển. Do đó mới gọi là nấm mối, nấm “trời cho”, có giá trị dinh dưỡng rất cao, có khả năng phòng ngừa ung thư, chống lão hóa…

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm