| Hotline: 0983.970.780

Dịch hại có thể phát triển và gây ảnh hưởng nặng trên trà lúa đông xuân

Thứ Năm 21/12/2023 , 15:40 (GMT+7)

ĐBSCL Diện tích xuống giống lúa đông xuân 2023 - 2024 ở ĐBSCL đạt cao, ghi nhận thực tế, muỗi hành, sâu đục thân, rầy phấn trắng là đối tượng sinh vật gây hại phổ biến.

Muỗi hành là một trong những đối tượng sinh vật gây hại đang được phát hiện nhiều trên các trà lúa đông xuân 2023 - 2024 ở ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Muỗi hành là một trong những đối tượng sinh vật gây hại đang được phát hiện nhiều trên các trà lúa đông xuân 2023 - 2024 ở ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ghi nhận và thống kê từ Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), muỗi hành có mật độ cao khoảng 30 con/m2, sâu đục thân là 8 con/m2 và rầy nâu lên đến 2.000 con/m2.

Diện tích nhiễm rầy nâu ghi nhận đến ngày 14/12 là gần 12.000ha, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh như Long An, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp.

Với đối tượng dịch hại là sâu cuốn lá nhỏ, toàn vùng ĐBSCL cũng ghi nhận hơn 1.700ha diện tích nhiễm bị ảnh hưởng. Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện phổ biến tại Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Long.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, để tránh muỗi hành gây hại, bà con nông dân xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ đã tiến hành gieo sạ đồng loạt. Riêng cánh ruộng của anh Dương Văn Siêu do xuống giống trễ khoảng 10 ngày, các trà lúa nay đã được 30 ngày nhưng được phát hiện bị muỗi hành tấn công.

Anh Siêu cho biết, cách đây 8 năm, anh cũng lâm vào tình cảnh tương tự, khi 2ha lúa đông xuân do gieo sạ trễ đều bị muỗi hành tấn công, trong đó, diện tích bị thiệt hại nặng lên đến 40%.

Nhìn cánh đồng lúa xanh mướt, thân to cứng cáp, anh Siêu đinh ninh vụ lúa thắng chắc. Thế nhưng chỉ 1 tháng, dịch hại ngày càng lây lan, thời điểm thu hoạch năng suất lúa sụt giảm gần 400kg/công.

Biểu hiện của cây lúa khi bị muỗi hành tấn công: cây bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong làm cho chiều ngang thân cây lúa nở to dần, có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa. Ảnh: Kim Anh.

Biểu hiện của cây lúa khi bị muỗi hành tấn công: cây bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong làm cho chiều ngang thân cây lúa nở to dần, có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa. Ảnh: Kim Anh.

Rút kinh nghiệm từ đó, những vụ canh tác sau này anh chủ động phun xịt ngừa muỗi hành khi lúa từ 15 - 25 ngày sau sạ (NSS), chia thành 2 - 3 lần phun, mỗi lần cách nhau 3 - 4 ngày. Do đó diện tích bị ảnh hưởng trong vụ đông xuân 2023 - 2024 này không đáng kể.

Cánh ruộng khoảng 6ha của nông dân Nguyễn Văn Hải ở xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ trước đó ít ngày cũng phát hiện sâu đục thân tấn công trên các trà lúa 25 - 30 ngày. Sau khi tìm hiểu, ông Hải lựa chọn mua sản phẩm Fanpro 250SC của Công ty TNHH Phú Nông để phun trừ sâu hại.

Theo ông đánh giá, sản phẩm có tác dụng diệt sâu cao, phòng trừ các đối tượng sâu hại kéo dài. Nhờ đó, hiện trà lúa đang phát triển tốt, không ghi nhận tình trạng sâu phát triển và gây hại.

Được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Phú Nông, ông Nguyễn Văn Hải yên tâm sử dụng sản phẩm Fanpro 250SC để phun trừ sâu hại. Ảnh: KA.

Được sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Phú Nông, ông Nguyễn Văn Hải yên tâm sử dụng sản phẩm Fanpro 250SC để phun trừ sâu hại. Ảnh: KA.

Còn tại tỉnh Sóc Trăng, diện tích xuống giống vụ đông xuân 2023 – 2024 đạt gần 115.000ha, đạt trên 68% kế hoạch.

Ghi nhận từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nhiễm dịch hại trên trà lúa đông xuân 2023 – 2024 là 5.789ha và có phần gia tăng. Các đối tượng dịch hại chủ yếu là rầy nâu, rầy phấn trắng, cháy bìa lá trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.

Hầu hết các đối tượng xuất hiện ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung bình. Với điều kiện nắng nóng như hiện nay, trong 7 ngày tới, cơ quan chuyên môn này dự báo, đây là điều kiện “lý tưởng” để rầy nâu phát triển và gia tăng mật số, đặc biệt trên trà lúa giai đoạn đòng trổ. Đối với sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng có khả năng tiếp tục phát triển và gây hại nặng cục bộ.

Do đó, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện và phòng trừ kịp thời, hạn chế rầy nâu tích lũy mật số cao sẽ gây hại nặng cho cây lúa. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ thực hiện công tác điều tra, giám sát, theo dõi tình hình sản xuất, dịch hại, tăng cường công tác giám sát bổ sung nhằm chủ động phát hiện và có biện pháp quản lý kịp thời.

Đồng thời các địa phương cũng lưu ý theo dõi diễn biến tình hình rầy nâu trên đồng ruộng và theo dõi bẫy đèn để khuyến cáo đến nông dân, chỉ tiến hành phòng trừ dịch hại khi đến ngưỡng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Trong khi đó, vụ đông xuân 2023 - 2024, tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống gần 138.000ha, đạt 73% so với kế hoạch. Sở NN-PTNT tỉnh dự báo trong tuần tới, rầy tuổi 1 - 2 gây hại phổ biến từ mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Với những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm có thể bị ảnh hưởng nặng hơn. 

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), toàn vùng ĐBSCL ghi nhận hơn 1.700ha diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Ảnh: Kim Anh.

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), toàn vùng ĐBSCL ghi nhận hơn 1.700ha diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Ảnh: Kim Anh.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, đơn vị này cũng khuyến cáo bà con nông dân thăm đồng thường xuyên để có biện pháp quản lý và chăm sóc đồng ruộng kịp thời, hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Ngoài ra, việc phun thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa dịch hại cần tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng.

Để quản lý tốt các sinh vật gây hại như rầy nâu, bọ trĩ, rệp sáp, nhiều bà con nông dân ở một số địa phương vùng ĐBSCL đang lựa chọn sản phẩm Maxram 800WG - Triệt phá ổ rầy của Công ty TNHH Phú Nông. Đây là sản phẩm hỗn hợp thuốc trừ sâu rầy có tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp (lưu dẫn). Thuốc có hiệu lực diệt từ tức thời đối với rầy nâu hại lúa.

Một số dòng sản phẩm đặc trị các loại sinh vật gây hại phổ biến trên thị trường hiện nay của Công ty TNHH Phú Nông. Ảnh: KA.

Một số dòng sản phẩm đặc trị các loại sinh vật gây hại phổ biến trên thị trường hiện nay của Công ty TNHH Phú Nông. Ảnh: KA.

Theo bà con, đối với dòng sản phẩm này, khi sử dụng lượng nước phun khoảng 400 - 500 lít/ha, phun thuốc lúc trời mát. Phun thuốc 1 lần ngay khi thấy rầy nâu tuổi 1 - 2 xuất hiện, mật độ 2 - 5 con dảnh (tép). Giữ thuốc không bị rửa trôi trong vòng 2 giờ.

Hay dòng sản phẩm Fortaras Top 247SC cũng đặc hiệu với bọ trĩ, rệp sáp. Sản phẩm này là hỗn hợp thuốc trừ sâu phổ rộng có tác động, tiếp xúc. Thuốc diệt trừ sâu có kiểu miệng nhai, chích hút hại cây trồng. Khi sử dụng sản phẩm này, bà con thường sử dụng với liều lượng nước phun từ 320 – 400 lít/ha, phun thuốc khi sâu hại chớm xuất hiện.

Ngoài phòng trị các loại sinh vật gây hại trên, 2 sản phẩm này vẫn phát huy hiệu quả tiêu diệt rầy phấn trắng, rất được bà con ưa chuộng nhờ đa chức năng tích hợp trong các dòng sản phẩm.

Xem thêm
Nâng cao hiệu quả canh tác cho nông nghiệp Việt Nam

CẦN THƠ Công ty Phân bón Việt Nhật JVF và Công ty XAG Mekong vừa ký hợp tác chiến lược nhằm mang đến những giải pháp canh tác hiệu quả và bền vững hơn cho nông dân...

Doanh nghiệp chưa tiếp cận được thuế suất mới khô dầu đậu tương nhập khẩu

Nghị định 144/2024/NĐ-CP của Chính phủ đã điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương. Nhưng các doanh nghiệp vẫn đang phải chịu mức thuế suất cũ.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?