| Hotline: 0983.970.780

Điện thoại thông minh khiến con người trì độn

Thứ Hai 06/04/2020 , 15:40 (GMT+7)

Đây là cảnh báo của nhà thần kinh học người Đức Manfred Spitzer về những mặt trái của công nghệ kỹ thuật số đến cuộc sống.

Lạm dụng các tiết bị công nghệ sẽ làm giảm năng lực tư duy của trẻ. Ảnh: NYT 

Lạm dụng các tiết bị công nghệ sẽ làm giảm năng lực tư duy của trẻ. Ảnh: NYT 

Trong thời đại số hóa, cuộc sống mà không có điện thoại thông minh (smartsphone) dường như là điều không tưởng đối với nhiều người. Đặc biệt là trong những ngày đại dịch khi quá nửa dân số toàn cầu phải “khóa chân” ở trong nhà thì smartsphone chính là cửa sổ duy nhất nhìn ra thế giới.

Còn nhớ hồi năm 2006, khi hãng Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên là một thiết bị tích hợp nhiều chức năng thông minh, linh hoạt. Nó đã ngay lập tức định hình lại cuộc sống của nhiều người, không những cho phép kết nối với người khác thông qua các cuộc gọi, chụp và chia sẻ hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội, theo dõi tin tức và thậm chí còn đáp ứng cả nhu cầu mua sắm đồ dùng hàng ngày của con người.

Nhà thần kinh học, chuyên gia tâm lý Manfred Spitzer.  Ảnh: forsidan

Nhà thần kinh học, chuyên gia tâm lý Manfred Spitzer.  Ảnh: forsidan

Tuy nhiên, giữa vô số những tiện ích mà smartphone mang đến cho chúng ta, ở khía cạnh sức khỏe nó cũng lộ ra những "điểm mù". Trong cuốn sách mới xuất bản mang tên "Nỗi sợ không điện thoại di động" phiên bản tiếng Đức, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý học và là nhà thần kinh học Manfred Spitzer đã “chẩn bệnh” các tác động từ việc sử dụng điện thoại thông minh, cũng như các loại thiết bị kỹ thuật số khác. Ông Spitzer cho rằng, chúng chính là nguồn gốc của nhiều vấn đề kinh niên mà xã hội hiện đại đang phải vật lộn .

Theo đó, vị chuyên gia này khẳng định, việc con người tiếp xúc quá nhiều với các loại công nghệ số khiến họ bị mắc các chứng bệnh như béo phì, suy giảm thị lực và trong tệ hơn có thể gây trầm cảm và dẫn đến những ca tự tử.

Trích dẫn một nghiên cứu của Anh, tác giả khẳng định những cô gái tuổi teen dành hơn 3 giờ đồng hồ trở lên mỗi ngày trên Facebook thì nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nhóm khác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cũng tìm thấy mối liên hệ giữa những người “nghiện” công nghệ số và tự tử trong thanh thiếu niên, bằng chứng là tỷ lệ tự tử của nhóm này đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007-2015.

Ông Spitzer đã cho biết, mục đích xuất bản cuốn sách mới của mình nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tác động độc hại của điện thoại thông minh dựa trên các nghiên cứu khoa học.

"Tôi đã tóm tắt những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về tác động của điện thoại thông minh đối với cuộc sống của chúng ta đã được công bố trên các tạp chí và tạp chí uy tín và tin cậy như Science & Nature như là một cảnh báo đến mọi người”, ông Spitzer viết trong lời tựa cuốn sách.

Giới trẻ Mỹ ngày càng có xu hướng thích

Giới trẻ Mỹ ngày càng có xu hướng thích "sống ảo" nhiều hơn. Ảnh: Getty

Tác giả Spitzer hiện đang là giám đốc Bệnh viện Đại học Tâm thần ở Ulm (Đức) cũng đề cập đến các tác động tiêu cực của công nghệ số đối với giáo dục khi 10 năm vừa qua, một số quốc gia vùng Scandinavi đã đẩy mạnh việc số hóa các lớp học với hy vọng học sinh có thể hưởng lợi từ công nghệ để cải thiện việc học hành.

Báo cáo năm 2015 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về mối quan hệ giữa việc tiếp cận internet và sử dụng máy tính trong trường học và hiệu suất chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã cho thấy tác động ngược của việc số hóa lớp học: Nó làm giảm khả năng toán học của học sinh.

“Trẻ càng xem tivi nhiều thì chúng càng dễ béo phì. Kết quả học tập không những bị ảnh hưởng tiêu cực mà chúng còn có xu hướng trở nên hung hãn hơn. Điều này cũng giống như mối liên hệ tiêu cực rõ ràng của việc hút thuốc đối với ung thư phổi", ông Spitzer nói.

Ví dụ cụ thể tại Phần Lan, một trong những quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng PISA hai thập kỷ trước nhưng hiện đã biến mất khỏi nhóm top đầu trong đánh giá gần đây. Ông Spitzer nói rằng, sự thất bại của các quốc gia Bắc Âu đã khiến cho Úc mạnh dạn từ bỏ chính sách học qua máy tính trong lớp từ năm 2016.

Ngoài ra, nhà khoa học Đức còn cho rằng, điện thoại thông minh không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe và giáo dục mà còn khiến các nền dân chủ gặp khủng hoảng khi nó góp phần không nhỏ lan truyền các tin tức giả và những câu chuyện thêu dệt vô căn cứ thông qua các mạng xã hội.

Theo tờ KoreaTimes, tỷ lệ cận thị tăng nhanh ở thanh thiếu niên Hàn Quốc, tăng huyết áp do thiếu ngủ và trầm uất là một số hậu quả rõ ràng từ việc lạm dụng điện thoại thông minh con người.

Một cuộc khảo sát tiến hành năm 2015 trên 2.658 trẻ em ở Mỹ từ 8 đến 18 tuổi cho thấy, lứa từ 8 đến 12 tuổi dành trung bình 6 giờ mỗi ngày để ôm điện thoại và Ipad hoặc các phương tiện kỹ thuật số, trong khi nhóm tuổi từ 13 đến 18 tuổi thì ngốn tới 9 giờ đồng hồ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.