| Hotline: 0983.970.780

DN điều, gỗ hối hả đi đàm phán lại hợp đồng

Thứ Ba 22/02/2011 , 09:32 (GMT+7)

Sau khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá, các DN đã phải cuống cuồng đi đàm phán để điều chính lại hợp đồng nhằm giảm bớt thua thiệt.

Do không lường trước được biến động tỷ giá, vậy nên ngay từ đầu năm, nhiều DN đã đàm phán, chốt giá nguyên liệu nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, sau khi có quyết định điều chỉnh tỷ giá, các DN đã phải cuống cuồng đi đàm phán để điều chính lại hợp đồng nhằm giảm bớt thua thiệt.

Từ nhiều năm nay, tổng công suất của các nhà máy điều đã vượt xa sản lượng điều trong nước. Do đó, hàng năm, để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất, các nhà máy điều phải nhập tới hàng trăm ngàn tấn điều thô, chủ yếu từ các nước châu Phi. Năm nay cũng không là ngoại lệ. Theo ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), lượng điều thô dự tính nhập khẩu trong năm nay vào khoảng 400 ngàn tấn. Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp đã đàm phán, chốt giá mua điều thô với đối tác nước ngoài.

Vì thế, ngay sau khi tỷ giá giữa đồng USD và VNĐ được thay đổi, các DN ngành điều lại phải hối hả đi gặp đối tác để điều chỉnh lại hợp đồng, giá cả. Bởi nếu dùng USD thu về qua hoạt động xuất khẩu, đổi ra VNĐ để thu mua điều nhân trong nước thì không có vấn đề gì. Nhưng khi phải dùng tiền Việt đi mua USD để nhập khẩu điều thô, khi mà tỷ giá USD/VNĐ đã tăng thì rõ ràng giá điều thô nhập về Việt Nam đã cao hơn trước.

Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng, giá điện, giá xăng dầu cùng những chi phí đầu vào khác đã, đang hoặc sắp sửa tăng cũng đang tạo một áp lực khá lớn lên ngành điều. Lãi suất ngân hàng trên dưới 20% như hiện nay, giá điện sẽ tăng 15,28%, giá nhân công lao động tăng so với năm trước ..., cộng lại, trong năm nay, chi phí sản xuất của các nhà máy điều sẽ tăng tới 30%.

Ngành chế biến gỗ, vốn phải sử dụng tới gần 80% gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, cũng đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc tăng tỷ giá USD/VNĐ. Theo ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO), việc tăng tỷ giá trước hết sẽ giúp các các DN ngành gỗ có lợi, khi nguồn USD thu về đem quy đổi ra tiền Việt, sẽ cao hơn trước. Tuy nhiên, những khó khăn cũng rất lớn. Trước hết, phần lớn các DN đã đàm phán, ký hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu với đối tác nước ngoài từ cuối năm ngoái hoặc đầu năm nay, mà không lường trước được sự biến đổi của tỷ giá.

Vừa qua Ngân hàng Nhà nước công bố thay đổi tỷ giá, các DN nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã phải đi đàm phán lại với đối tác nước ngoài về giá cả nhằm giảm bớt thiệt hại. Năm ngoái, Việt Nam nhập khẩu trên 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu. Năm nay, kim ngạch nhập khẫu gỗ nguyên liệu cũng sẽ ở mức tương tự. Vì thế,  việc tăng tỷ giá chắc chắn sẽ làm cho các DN gỗ Việt Nam phải bỏ ra thêm một khoản lớn tiền Việt để đi mua USD phục vụ cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Mà trong thời điểm này, muốn mua USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng không phải là chuyện đơn giản. Theo tiết lộ của một DN gỗ (xin không nêu tên), DN nào có mối quan hệ lâu năm, may ra mới có thể mua được USD từ ngân hàng. Còn các DN khác, chỉ có nước tìm mua USD trên thị trường tự do với giá đương nhiên là cao hơn so với giá ngân hàng bán ra.

Xem thêm
Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Trong nước tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 ở trong nước đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu nội địa giao dịch lên quanh ngưỡng 99.000 - 100.000 đ/kg.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.