| Hotline: 0983.970.780

Đổi mới căn bản và bền vững

Thứ Năm 27/08/2020 , 08:40 (GMT+7)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, yêu cầu công tác thủy lợi là đổi mới căn bản, bền vững.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Đinh Tùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Đinh Tùng.

Phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi

Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh về bảo vệ đê điều, hộ đê phòng lụt, bảo vệ quản lý hệ thống nông giang, mở rộng diện tích tưới - thủy lợi. Coi đây là biện pháp hàng đầu để bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, cùng với việc từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, hoạt động thủy lợi, cả nước có hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô diện tích phục vụ từ 200ha trở lên .

Trong đó, có 122 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với quy mô diện tích phục vụ hơn 2.000ha trên mỗi hệ thống.

Hơn 86 nghìn công trình thủy lợi, gồm: 6.998 đập, hồ chứa thủy lợi có dung tích trữ từ 0,05 triệu m3 và có chiều cao đập từ 5,0 m trở lên; gần 20 nghìn trạm bơm; 28 nghìn cống; 32 nghìn đập dâng, đập tạm; 290 nghìn km kênh mương, và 26 nghìn km đê các loại... bảo đảm cấp nước tưới cho khoảng 4,28 triệu ha đất canh tác nông nghiệp, 686.600ha nuôi trồng thủy sản và khoảng 6 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống thủy lợi cũng được kết hợp khai thác để phục vụ phát điện, giao thông thủy, bảo vệ môi trường...

Mặc dù hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ cấp nước, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế, góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, song do kết cấu hạ tầng thủy lợi được xây dựng qua nhiều giai đoạn, trong đó có nhiều công trình thủy lợi được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, lại thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa thường xuyên nên số lượng công trình thủy lợi xuống cấp và hư hỏng hàng năm khá lớn, công trình do dân quản lý ít được tu sửa.

Hiện công trình thủy lợi lớn, công trình liên vùng đã được tập trung đầu tư và chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho lúa, dân sinh; công trình phục vụ cấp nước cho cây trồng cạn, nuôi trồng thủy sản còn chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi vẫn chủ yếu phụ thuộc ngân sách nhà nước. Một số hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, phần lớn hệ thống kênh mương nội đồng chưa được hoàn thiện. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động không hiệu quả còn chiếm tỉ trọng khá lớn.

Trong khi đó, tác động từ biến đổi khí hậu, với diễn biến mưa lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, xâm nhập mặn... diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và dân sinh. Gần 70% dân số có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai, ô nhiễm liên quan đến nước.

Điển hình như năm 2019, cùng thời điểm, khi khu vực Nam Trung bộ xảy ra hạn hán nghiêm trọng, thì miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ lũ lụt, ngập úng gây thiệt hại lớn. Năm 2020, diễn biến bất thường của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra tại vùng ĐBSCL, ĐBSH, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Ngòi Giành tháng 12/2019.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Ngòi Giành tháng 12/2019.

Bên cạnh đó, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo sức ép lớn lên công tác thủy lợi, tác động làm suy giảm nguồn nước, sụt lún đất, lấn chiếm không gian cho tiêu thoát nước, cản trở các tuyến thoát nước, sạt lở bờ sông, bờ biển. Mức độ ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn, các khu tập trung dân cư rất nghiêm trọng.

Đặc biệt, việc các quốc gia ở thượng nguồn các sông quốc tế triển khai đầu tư xây dựng, hoặc có kế hoạch xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông, dự báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến vùng hạ du tại Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Dự kiến lượng phù sa về ĐBSCL có thể giảm 97% ở thời điểm năm 2040, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, dân sinh.

Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia

Trong thời gian tới, lĩnh vực thủy lợi đặt mục tiêu phát triển theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

Muốn làm được điều đó, cần xây dựng tầm nhìn, kịch bản phát triển trên cơ sở xem xét tác động từ biến đổi khí hậu, phát triển ở thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế, phát triển nội tại vùng quy hoạch, giải quyết các tác động cực đoan như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi có trọng tâm, trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ mới.

Trong đó, tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi lớn, công trình chuyển nước liên tỉnh, liên vùng, liên lưu vực, công trình kiểm soát mặn – ngọt, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, sửa chữa nâng cấp các công trình hiện có để đáp ứng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công trình gắn với chương trình mục tiêu cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư, chương trình xây dựng nông thôn mới.

Lưu ý phát triển hệ thống công trình thủy lợi phải bảo đảm sự liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác như giao thông, điện, du lịch...

Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình liên tỉnh, liên vùng, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

Thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động sự tham gia hoạt động thủy lợi của toàn dân, từng bước vận hành theo cơ chế thị trường.

Thúc đẩy hợp tác công tư, khuyến khích khu vực tư nhân, cộng đồng và người dân tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước nông thôn; xây dựng chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư xây dựng hồ chứa quy mô nhỏ, xây dựng hạ tầng thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến và tiết kiệm nước.   

Đồng thời mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế xây dựng mối quan hệ hiệu quả với các nước trong lưu vực Mê Công (đặc biệt cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia).

Mặt khác, có giải pháp tăng cường sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giảm thiểu các tác động bất lợi từ phía thượng lưu; trao đổi thông tin, kết nối với cộng đồng người Việt Nam hoạt động khoa học công nghệ ở nước ngoài để chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, huy động nguồn lực phục vụ hoạt động đa ngành, đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất