| Hotline: 0983.970.780

Đồng bằng sông Cửu Long: Nắng nóng gay gắt, đe dọa cháy rừng, sản xuất

Thứ Sáu 26/04/2019 , 08:40 (GMT+7)

Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ dự báo, tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra gay gắt hơn trung bình nhiều năm.

Hiện nay đợt nắng này sẽ kéo dài đến ít nhất từ 28-29/4 tiếp tục diễn ra trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến trong khoảng 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Điều này gây bất lợi đến đời sống sinh hoạt, SX nông nghiệp và đe dọa cháy rừng rất cao.
 

Báo động cháy rừng cực kỳ nguy hiểm

Ông Trương Thanh Hào, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết, hiện đã vào thời kỳ cao điểm của mùa khô, một số khu rừng trên địa bàn tỉnh đang ở cấp dự báo cháy rừng cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, Chi cục yêu cầu các chủ rừng triển khai ngay các biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng, cũng như phương án PCCCR đã được phê duyệt. Mục tiêu cao nhất là không để xảy ra cháy rừng.

Qua khảo sát vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng năm 2019 toàn tỉnh là 41.147 ha, cụ thể gồm: huyện Phú Quốc 16.000 ha, Kiên Hải 1.349 ha, Giang Thành 1.626 ha, Kiên Lương 2.249 ha, Hòn Đất 7.295 ha, U Minh Thượng 9.100 ha, An Minh 2.783 ha, TP Hà Tiên 745 ha.

15-14-12_nh_1_ngnh_chuc_nng_kiem_lm_kien_ging_kiem_tr_dung_cu_pccr_trong_mu_kho
Ngành chức năng kiểm lâm Kiên Giang kiểm tra dụng cụ PCCR trong mùa khô

Theo ông Hào, việc triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019, đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và PCCCR. Ngoài tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo PCCC các cấp và tổ đội PCCCR cơ sở, Chi cục Kiểm lâm xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ và PCCCR với các lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ… mỗi huyện có khả năng huy động từ 300 - 800 lực lượng tham gia nếu xảy ra cháy lớn.

Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật PCCCR như: Cày, ủi hàng trăm km đường băng cản lửa rộng từ 4-16 m ở các khu vực có nguy cơ cháy cao; nạo vét các giếng khơi trữ nước; chôn bồn chứa nước và làm bồn nổi ở những khu vực không có nước. Bơm hàng triệu khối nước vào rừng và bơm điều tiết từ vùng thấp lên vùng cao; phát dọn thực vật trôi nổi trên các tuyến kênh  đảm bảo vận chuyển thiết bị khi có cháy rừng xảy ra.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các đơn vị chủ rừng trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng ở các vùng trọng điểm; tăng cường lực lượng tuần tra và cắm chốt trực 24/24 giờ đến hết mùa khô năm 2019. Kiên quyết xử lý những chủ rừng không thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy rừng, không bố trí trực theo phương châm 4 tại chỗ ở các vùng trọng điểm. Đặc hiệt là công tác chỉ huy, huy động lực lượng triển khai các biện pháp PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ.

15-14-12_nh_2_nng_nong_kho_hn_gy_gt_o_cc_con_kenh_noi_dong
Nắng nóng khô hạn gay gắt ở các con kênh nội đồng

Còn tại An Giang, có hơn 17.000 ha rừng, tập trung ở vùng Bảy Núi bao gồm các huyện như Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Châu Đốc… Ông Trần Phú Hòa Theo, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang, cho biết: hiện ngành chức năng cảnh báo cháy rừng cấp 5 có hơn 7.500ha có nguy có cháy rừng rất cao như khu vực Núi Phú Cường, núi Tà Lọt, khu vực Đa-ta-la, núi dài nhỏ, rừng tràm Trà Sư… thuộc huyện Tịnh Biên. Dự báo mùa khô còn kéo dài đến cuối tháng 6, giảm mưa và khô hạn kéo dài nên công tác ứng phó khô hạn, PCCR cần phải được tập trung tối đa.
 

Đắp đập tạm bảo vệ sản xuất

Tại An Giang, mùa khô năm nay ngành nông triển khai nhanh các biện pháp phòng chống khô hạn và xâm nhập mặn cho vụ lúa HT và hoa màu với diện tích hơn 260.000ha nhằm đảm bảo đủ nước tưới tiêu trong mùa khô. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 146 công trình kênh mương gặp khó trong việc lấy nước tưới tiêu cho cây trồng kéo dài hơn 320.000m. Bên cạnh đó triển khai đấp đập tạm 20 cái để dự phòng ở huyện Thoại Sơn và Tri Tôn để bảo vệ gần 7.500ha sản xuất nông nghiệp. Riêng 2 huyện vùng cao miền núi như Tri Tôn và Tịnh Biên dự kiến bơm nước cứu lúa khoảng 4.256ha.

15-14-12_nh_4_ti_dbscl_nhiet_do_co_noi_tren_38_do_c_gy_nh_huong_rt_lon_den_sx_nong_nghiep_cu_nong_dn
Tại ĐBSCL nhiệt độ có nơi trên 38 độ C gây ảnh hưởng rất lớn đến SX nông nghiệp của nông dân

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Trước tình thế khô hạn và xâm nhập mặn tỉnh có thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giảm bớt diện tích lúa HT và tăng cường sang trồng các loại cây trồng cạn để giảm việc sử dụng nước, từ đó triển khai ráo riết giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải làm mạnh. Bên cạnh đó xây hồ trữ nước ở vùng núi và cả đồng bằng, để tận dụng tích nước trong những tháng mưa để sang các tháng mùa khô có nước để sử dụng. Ngoài ra cần khuyến cáo sử dụng tưới tiết kiệm nước trong SX vừa mang lại hiệu quả mà giảm chi phí.

15-14-12_nh_6_nguoi_dn_di_mu_nuoc_sinh_hot_ve_su_dung_voi_gi_10000_dongcn__20_lit
Người dân đi mua nước sinh hoạt về sử dụng với giá 10.000 đồng/can ( 20 lít)

PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu – Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Việt Nam đang nằm trong vùng không khí khô nóng của năm 2019. Từ nguồn ảnh vệ tinh của Viện BĐKH - Đại học Maine cung cấp (với độ phân giải 0.25°x 0.25°, khoảng ~30 km): Ngày 24/4/2019, cho thấy nhiệt độ không khí ở độ cao 2 m so với mực nước biển, khu vực miền Bắc nằm trong dải 37 - 39 °C, miền Trung có nền nhiệt độ cao hơn trong dải 37- 41 °C, miền Nam dịu hơn một ít nhưng ở mức cao 36 - 38 °C.

Hiện tượng El Nino đang quay trở lại vùng Thái Bình Dương, tuy chỉ ở mức nhẹ nhưng đã có nhiều điểm ở các nước vùng xích đạo, nhiệt độ không khí đã bắt đầu vượt mức các ghi nhận trước đó.

15-58-11_mu_kho_nng_hn_o_vung_u_minh_-_kien_ging_-_nh_ngoc_bich
Mùa khô nắng hạn ở vùng U Minh - Kiên Giang. (Ảnh: Ngọc Bích).

“Thực tế El Nino trở lại oi bức hơn, nhưng nóng bức từng xảy ra nhiều năm qua rồi. Năm nay, người dân ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre lại than khan nước ngọt không đủ dùng trong sinh hoạt, phải trữ nước xài tiết kiệm chờ mưa. Nước mặn tuy không xâm nhập sâu vào vùng nội địa, nhưng nước sông Hàm Luông tại Bến Tre nếm đã thấy lờ lợ. Ở vùng đất cao miền biên giới Tây Nam hay tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười…nắng nóng, nền nhiệt cao là do mực nước sông rạch thấp, có nơi thiếu nước”, PGS Tuấn nói.

ĐBSCL đang đối mặt với 2 thách thức lớn: Thứ nhất là những thay đổi về tính sẵn có tài nguyên nước (lũ lụt nhiều hơn, diễn biến phức tạp hơn, dòng chảy mùa khô ít hơn và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng); Thứ hai là những thay đổi trong việc sử dụng nguồn nước nội tại đặt ra bài toán cho sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Vừa qua tại hội thảo tham vấn xây dựng Dự án “Chuyển đổi ĐBSCL”, ở An Giang, theo ghi nhận từ cơ quan chuyên môn tình trạng “đói phù sa” khiến xói lở bờ sông ở ĐBSCL ngày càng tăng cả về phạm vi và quy mô với 513 vị trí xói lở bờ sông, tổng chiều dài 520 km. ĐBSCL xây 23.687 km đê bao thủy lợi, trong đó riêng An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An có tới 17.128 km đê bao để bảo vệ vùng trồng lúa. Hệ quả đê bảo vệ vùng trồng lúa 3 vụ và 2 khu vực Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười không còn là hai túi trữ nước tự nhiên như trước đây và đoáng vai trò ngăn lũ và xả lũ khiến cho nước dồn về các địa phương phía hạ lưu như TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh long bị ngập lụt. Còn mùa khô hạn trong vùng ĐBSCL mau chóng khô kiệt khi vào mùa khô cũng là một trong những nguyên nhân làm cho khô rất nhanh và thiếu nước, nắng nóng gay gắt hơn.

Theo PGS TS Lê Anh Tuấn, vừa qua các chuyên gia của Việt Nam đã vận động được nguồn tài trợ 40 triệu USD cho khu vực ĐBSCL và riêng Campuchia được 30 triệu USD từ gói hỗ trợ 2 tỉ USD thuộc quỹ Khí hậu xanh (CGF) của Liên Hiệp Quốc. Theo đó chuyển động về Dự án “Chuyển đổi ĐBSCL” như một tin vui.

HỮU ĐỨC

Những ngày này, chạy dọc các tuyến đường về các xã ở vùng Bảy Núi có rất nhiều giếng nước công cộng nhưng đa phần các giếng trơ đáy thiếu nước mà trong khi đó có rất nhiều người dân phải xếp hàng đợi lấy nước.

Chị Néang Đúc ở ngụ ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn cho biết: Gần 1 tháng nay, ngày nào tôi cũng ra các giếng tự đào của người dân nằm giữa đồng ngồi đợi nước rịn ra từng giọt rồi múc từng ca đổ vào can mang về sử dụng. Để lấy đầy một can nước 20 lít phải mất khoảng 30 phút. Một số người nhàn rỗi tranh thủ lấy về bán lại 10.000 đồng/can.

 

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất