| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai: Lúa chết khô giữa mùa mưa

Thứ Ba 10/06/2008 , 08:15 (GMT+7)

Đang giữa mùa mưa, nhưng hơn 200ha lúa của bà con nông dân ở cánh đồng Láng Bồ, xã Tà Lài – Tân Phú có nguy cơ mất trắng vì thiếu nước. Nghịch lí hơn, khi trên cánh đồng này vừa mọc lên một trạm bơm điện với kinh phí hàng chục tỷ đồng nhưng... vô dụng.

Lúa chết cháy vì... khát

Cánh đồng Láng Bồ ở ấp 7, xã Tà Lài là nơi canh tác của hầu hết người dân tộc Tày, Thái, Nùng... từ miền Bắc di cư vào. Cũng như vụ HT những năm trước, đầu tháng 5 khi bắt đầu vào mùa mưa là bà con xuống giống gieo cấy. Đến nay lúa được khoảng 40 ngày tuổi và đang  chuẩn bị làm đòng, trổ bông nên rất cần nước.

Khi chúng tôi đến bà con nông dân cho biết, đã 10 ngày nay trên đồng ruộng không hề có mưa, vì thế tất cả các chân ruộng đều bị khô hạn nứt nẻ. Lẽ ra với thời gian này thì cây lúa cũng đã cao đến 40cm, nhưng vì đói nước nên lúa thấp lẹt đẹt chỉ cao 20 đến 25cm. Nhiều ruộng lúa do không có nước đã cháy lá và có dấu hiệu bị bệnh đạo ôn.

Anh Hoàng Văn Khải, nông dân Tày, ở ấp 7 xã Tà Lài rầu rĩ nói: Từ trước đến nay bà con quen canh tác kiểu nhờ trời như thế này nhưng chưa năm nào bị hạn nặng như thế, gia đình có 7 sào ruộng làm lúa để lấy gạo ăn bị khô nứt nẻ hết, lúa bị chết khô hơn 1/3 rồi, lại còn bị bệnh đạo ôn nữa. Mùa này xem như gia đình tôi mất trắng, nếu có nước bây giờ, may mắn lắm cũng chỉ thu được vài chục ký thóc. Trong khi đó giá lúa, giá gạo đang lên từng ngày, rồi tiền đầu tư phân bón, công chăm sóc đã bỏ ra rất nhiều. Mà gia đình đâu có tiền mặt, phải vay lãi để về mua phân, mua thuốc.

Cũng tâm trạng như anh Khải, ông Lưu Sỹ Lợi, một nông dân ở ấp 7 nói: Chúng tôi chỉ trông chờ vào vụ một này thôi, nhưng toàn bộ ruộng đồng bị khô nứt nẻ hết rồi. Bây giờ lúa thì chết khô, phân thì mất nên đồng bào nghèo cứ nghèo mãi không ngóc lên được.

Theo ông Đỗ Thanh Ngân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tà Lài, nếu bây giờ có nước thì năng suất lúa cũng chỉ đạt được khoảng 40% so với mức bình thường, còn tình trạng thiếu nước kéo dài khoảng 1 tuần nữa thì toàn bộ cánh đồng này xem như bị mất trắng.

Trạm không bơm vì sợ... úng

Điều nghịch lí là toàn bộ cánh đồng bị khô nứt nẻ, nhiều ruộng lúa bị chết cháy vì thiếu nước, trong khi đó cách đây hơn 1 năm Sở NN- PTNT Đồng Nai vừa đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thủy lợi với kênh mương bê tông kiên cố, đã hoạt động được hơn nửa năm và đủ năng lực tưới cho hơn 400ha ruộng lúa của xã Tà Lài và xã Phú Thịnh. Nhưng không hiểu vì sao người ta chỉ bơm một vài lần khi bà con nông dân làm đất chuẩn bị gieo cấy, rồi ngừng bặt từ đó cho tới nay.

Theo ông Lê Hữu Thanh, PCT UBND xã Tà Lài, trạm bơm này chủ yếu phục vụ gieo cấy lúa ĐX khi đang mùa khô, còn vụ HT này không có lịch bơm, vì đang vào mùa mưa, nước trời đủ để bà con nông dân làm lúa, mà những vụ HT trước đây bà con đều làm như thế có thiếu nước đâu, do đó xã không dám cho trạm hoạt động vì sợ thừa nước, làm ngập úng lúa. Hơn nữa, ruộng bị khô hạn, nhưng không nghe bà con nông dân phản ánh nên xã không có chủ trương bơm tưới (!?).

Ông Phạm Văn Dương, một nông dân ở ấp 7 xã Tà Lài bức xúc nói, để vận hành và bảo quản trạm bơm điện Tà Lài, ngân sách huyện đã hỗ trợ tiền cho xã thuê 8 người, mỗi tháng được trả 800 ngàn đồng, nhưng họ chỉ làm theo lệnh của xã, còn đồng ruộng khô hạn, chúng tôi đã phản ánh nhưng họ chẳng nghe.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dòng người nghìn nghịt dự lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh

Hà Tĩnh Hàng nghìn người dân đã đổ về biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên ngắm màn pháo hoa mãn nhãn, rực rỡ trong lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm