| Hotline: 0983.970.780

Dòng nhạc bolero đang trỗi dậy dữ dội và những tranh cãi gay gắt

Thứ Bảy 19/11/2016 , 13:15 (GMT+7)

Xưa nay, cái gì thái quá thì cũng đều bất cập. Dòng nhạc bolero đang gây ra nhiều tranh cãi quyết liệt về cách trình diễn và cách tiếp nhận!

Dòng nhạc bolero đang trỗi dậy dữ dội. Không chỉ hàng loạt ca sĩ từ vô danh đến ngôi sao đua nhau ra album nhạc bolero mà những cuộc thi bolero liên tục được tổ chức trên truyền hình. 

Sau một thời gian im lắng, dòng nhạc bolero bỗng dưng được đắc dụng. Từ phòng trà nho nhỏ cho đến đại nhạc hội hoành tráng, đều vang lên những ca khúc bolero. Danh sách các ca sĩ phát hành album bolero cứ dài ra từng ngày, từ Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Thanh Thảo cho đến Quang Dũng, Anh Thơ, Hồ Quỳnh Hương.

Và lạ lùng hơn, nghe nhạc bolero cũng trở thành một thứ mốt. Nhạc sĩ Quốc Trung không giấu giếm sự thất vọng về sự hưng thịnh đột ngột của dòng nhạc mà anh gọi là nhạc sến: “Nó có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống âm nhạc đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà còn cho cả xã hội.

Nó biểu hiện cho sự bế tắc, lười biếng chộp giật của tầng lớp nghệ sĩ và sự đứt gãy xa cách giữa các thế hệ. Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền nhưng lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm có gọi là bình thường hay không?”.

Ý kiến của nhạc sĩ Quốc Trung lập tức gây ra tranh cãi quyết liệt. Đứng về phía nhạc sĩ Quốc Trung, với tư cách một người hoạt động âm nhạc, nhạc sĩ Huy Tuấn quan niệm về cuộc chạy đua ca hát nhạc bolero: “Tôi nghĩ đây là một việc làm hoàn toàn nghiệp dư và thiếu nhận thức về con đường đi của mình, đá nhầm sân chỉ là sự a dua mà thôi!”.

Trong khi đó, nhạc sĩ Quốc Bảo cho rằng: “Tôi chưa phủ định nhạc bình dân. Nó có công chúng, có các bài hát hay bên cạnh nhiều bài dở. Tôi cho rằng, nhạc boléro chịu ảnh hưởng của dân nhạc người Chăm. Có chất liệu dân gian, có các tác giả viết đều, lời ca lại nói đúng nỗi niềm của người ta, tại sao mình lại chê? Không có nhạc cấp thấp, chỉ có nhạc dở!”.

Còn ca sĩ Bảo Yến thẳng thừng phản bác nhạc sĩ Quốc Trung: “Trong từ điển âm nhạc Việt Nam không có từ nhạc sến, chỉ có dòng nhạc thính phòng, nhạc trữ tình, nhạc quê hương mang âm hưởng dân ca 3 miền. Nhạc sến là dùng để ngồi nói chuyện với nhau trong cuộc sống hàng ngày.

09-32-22_trng-36
Ca sĩ Bảo Yến thẳng thừng phản bác nhạc sĩ Quốc Trung
 

Người ngoài không phải là ca sĩ, nhạc sĩ có thể dùng từ đó nhưng Quốc Trung là một nhạc sĩ mà dùng từ này để “hạ bệ” dòng nhạc trữ tình là không nên. Nhạc sến là gì? Vì sao có từ "sến" Quốc Trung có hiểu không? Nó bắt nguồn từ thời Pháp thuộc để chỉ những người phụ nữ không có học hành mà ăn diện lòe loẹt, đỏm dáng nhưng ưa nói chữ nghĩa để ra vẻ ta đây là dân sành điệu. 

Vì vậy, mọi người mới dùng từ sến cũng đồng nghĩa với từ con sen (người giúp việc) để ghép với cái tên Mary thành "Mary sến". Từ đó, từ sến ra đời và người ta chỉ dùng từ này để nhận xét về thẩm mỹ của một ai đó chứ không phải để nói đến âm nhạc”.

Đồng thời ca sĩ Bảo Yến cũng khước từ thái độ của nhạc sĩ Huy Tuấn: “Người ta có quyền thích nhạc sang lẫn nhạc trữ tình và tôi là một điển hình. Còn Huy Tuấn có lẽ chỉ thích một phía và đó là phần khiếm khuyết của anh ấy. Làm sao có thể không mê dòng nhạc nổi tiếng từ bấy lâu nay của Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương… vốn là những tay “phù thủy” của ngôn từ và giai điệu?”

Khi nói về quan điểm “thanh niên mà nghe nhạc sến là bất bình thường” của nhạc sĩ Quốc Trung, và nhận định của nhạc sĩ Huy Tuấn “hát nhạc sến là sự a dua thiếu nhận thức”, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc cho biết: “Nhạc của Huy Tuấn, Quốc Trung cũng không hơn gì những dòng nhạc kia, chó chê mèo lắm lông, nhạc của họ sáng tác cũng hay hơn gì nhạc sến đâu, cũng là nhạc showbiz.

Chẳng qua dòng nhạc sến là showbiz của nông thôn, của mấy anh đó là dòng nhạc showbiz thành phố, nhạc sến thành thị chê nhạc sến nông thôn! Để so sánh nhạc sến thành thị với nông thôn nếu phải chọn tôi sẽ chọn nhạc sến nông thôn vì nó bắt nguồn từ dân ca Nam bộ, có giai điệu hay.

Nhạc của Huy Tuấn, Quốc Trung nó có hay hơn gì đâu thậm chí còn kém, cậy có trống, jazz, rap của Tây thì nghĩ mình hay hơn, nhưng nó chỉ là dòng bình dân cả”.

Với tư cách một công chúng sành điệu, nhà văn Nguyễn Quang Vinh bình luận: “Với âm nhạc, trông khi chê thế hệ trẻ và lớp khán giả vẫn mê nhạc xưa, vẫn mê những tiết tấu và ca từ mùi mẫn và cho rằng đó là sự lệch lạc, là kém văn minh, là điều nguy hiểm cho xã hội...thì rõ là Quốc Trung quá hàm hồ rồi. Sự sáng tạo trong nghệ thuật khó nhất là để công chúng thích thú, mê đắm.

Những bài hát xưa cũ, giai điệu xưa cũ, ừ thì có nỉ non, ừ thì có ủy mị, nhưng mà trời ơi, đông, rất đông, hầu hết lớp khán giả của nhiều thế hệ vẫn mê thì sao? Thì họ hỏng ư? Thì họ thấp ư? Thì họ lệch lạc trong cảm xúc hoặc nhân cách ư? Nhầm to.

Có những bác học, những vị trí thức lớn vẫn mê mẩn nghe những lời nỉ non, nhạc xưa, có làm cho họ lệch lạc đi đâu, vì đơn giản là giai điệu nó hay, ca từ nó thuần chất, ngọt, chân thực với tâm trạng, đó là sự lựa chọn, như chúng ta thích ăn cơm còn người nước ngoài có thể họ thích ăn bánh mỳ, sự lựa chọn đó chẳng ảnh hưởng gì hết.

Tác phẩm miễn hay. Hay thì khán giả thích. Hay thì khán giả nhớ. Hay thì sống bền. Vì sao khán giả thờ ơ với dòng nhạc Việt mới? Hoặc là quá nhợt nhạt về ca từ, về giai điệu, hoặc là quá xa vời về tâm thức người nghe. Anh có tài anh cứ thử nghiệm, anh cứ sáng tạo, nhưng anh không thể ép công chúng chấp nhận ngay cái thử nghiệm sáng tạo của anh được đâu, và càng không được phép bỉu môi, lè lưỡi coi thường thẩm mỹ của họ được đâu”.

Thực tế, hát nhạc bolero cũng không đơn giản. Ca sĩ Chế Linh được xưng tụng rất nhiều với dòng ca khúc bình dân, đã chia sẻ kinh nghiệm: “Khi hát nhạc Bolero điều tối kỵ nhất là pha chế. Có những bài hết sức bình thường, không sôi động thì nhất định không được chuyển tiết tấu để trở nên vui nhộn hơn. Trong văn hóa nghệ thuật, không có khía cạnh gì là xấu hổ. Trong vườn hoa thì bông hoa nào cũng đẹp.

09-32-22_trng-37
Ca sĩ Chế Linh
 

Nhưng có nhiều ca sĩ, họ vì muốn chiều theo xu hướng mà đi theo nhiều dòng nhạc, nhưng đến giữa dòng họ chới với, không biết phải xuôi theo hướng nào. Do đó, mỗi người phải tự tìm cho mình con đường riêng biệt. Như một người muốn làm luận án tiến sĩ, muốn thành công cũng phải tự tìm cho mình chủ đề riêng chứ không thể sao chép được.

Nói thật lòng, tôi có thể hát tất cả các dòng nhạc, trong đó có nhiều dòng dễ dàng hơn Bolero rất nhiều vì chỉ cần hát bằng phổi chứ không phải bằng cảm xúc. Nhưng bao nhiêu thập kỷ qua, tôi chưa bao giờ lung lay vì lựa chọn của mình”.

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Chuyện tình khó quên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, tác giả ca khúc ‘Tiến về Sài Gòn’ được hé lộ trong chương trình Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 27/4.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm