| Hotline: 0983.970.780

Dự án cao tốc Bắc Nam có nguy cơ chậm tiến độ

Thứ Ba 14/09/2021 , 10:10 (GMT+7)

Bộ GTVT yêu cầu đánh giá, rà soát và thay thế các nhà thầu năng lực kém để đảm bảo tiến độ chung của toàn dự án.

Dự án đang thiếu trên 21 triệu m3 vật liệu đắp nền đường

Dự án đang thiếu trên 21 triệu m3 vật liệu đắp nền đường

Thiếu đất, đá san lấp

Theo báo cáo của Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình (Bộ GTVT) về tình hình triển khai thực hiện dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, hiện có 9 dự án đi qua địa bàn 11 tỉnh gặp vướng mắc về nguồn vật liệu đất đắp.

Cụ thể, hiện các dự án này đang thiếu hụt khoảng 21,6 triệu m3 vật liệu đất đắp nền đường gồm: 14,4 triệu m3 tại các mỏ chưa được cấp phép khai thác và 7,2 triệu m3 nằm tại các mỏ đã cấp phép khai thác, nhưng do chưa giải phóng mặt bằng hoặc cự ly vận chuyển quá xa nên cần phải cấp phép bổ sung thêm các mỏ đất. Nếu không kịp thời tháo gỡ các thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu đất đắp, một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có nguy cơ chậm tiến độ. Đặc biệt là hai dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, có nguy cơ không hoàn thành vào tháng 12/2022. 

Theo ông Lương Văn Long - Giám đốc điều hành dự án Mai Sơn - QL45 (Ban Quản lý dự án Thăng Long - Bộ GTVT), dự án cần khoảng 5,2 triệu m3 đất đắp và khoảng 1,8 triệu m3 cát. Hiện các mỏ vật liệu đã được chấp thuận để phục vụ dự án gồm 15 mỏ đất và 20 mỏ cát có trữ lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là công suất được phép khai thác của các mỏ lại quá thấp. “Đơn cử như mỏ đất Đồi Ao ở huyện Hà Trung, trữ lượng khai thác theo giấy phép là hơn 660.000 m3, nhưng công suất khai thác chỉ là 180.000 m3/năm”, ông Long nói.

Ngày 11/9, đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đã đi kiểm tra hiện trường dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa phận các tỉnh miền Trung trước mùa mưa bão. Tại dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế, cũng có 2 gói thầu XL5, XL6 có sản lượng trung bình thấp, đang chậm so với tiến độ đề ra (ít hơn 40%). Nguyên nhân do hai gói thầu này có khối lượng đắp nền đường là  khó khăn trong công tác tìm nguồn vật liệu đất đắp, hiện đã được Bộ GTVT và địa phương tháo gỡ cơ bản đảm bảo nguồn đất đắp. Do còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh dự kiến lùi tiến độ hoàn thành của các gói thầu vào quý II/2022 và quý III/2022, riêng gói thầu XL8 hoàn thành vào 30/10/2022.

Tại mưa lũ, dịch bệnh...

Để đảm bảo nhân lực cần phân bổ vacxin tiêm cho công nhân

Để đảm bảo nhân lực cần phân bổ vacxin tiêm cho công nhân

Ngoài những nguyên nhân chủ quan do nhà thầu, dự án còn gặp nhiều khó khăn như: Một số gói thầu phải tạm dừng thi công do điều chỉnh thiết kế cơ sở; ảnh hưởng của thời tiết bất thường (từ tháng 9/2020 - tháng 1/2021 trời mưa liên tục) và đợt mưa lũ lịch sử tháng 10-11/2020, công trường dừng thi công khoảng 4 tháng; mặt bằng "xôi đỗ" gây khó khăn cho công tác thi công, đặc biệt một số vị trí nằm trong khu vực xử lý đất yếu và chậm bàn giao mặt bằng khiến các hạng mục này hiện chậm khoảng 8-9 tháng; dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tới việc huy động máy móc, thiết bị, nhân công.

Để chuẩn bị các phương án ứng phó mưa bão tại công trường, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn các hạng mục trong mùa mưa lũ. Trong đó, các đơn vị thường xuyên cắt cử lực lượng, tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện, khắc phục, xử lý và giải quyết tình huống, nhất là các điểm có nguy cơ sạt lở cao. "Để đáp ứng tiến độ Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đề nghị Bộ GTVT cho phép Ban chủ động thực hiện các giải pháp mạnh như thay thế chỉ huy trưởng, điều chuyển một phần khối lượng của các nhà thầu có tiến độ triển khai chậm so với tiến độ yêu cầu cho các nhà thầu đáp ứng năng lực", đại diện Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho hay.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nhân lực thi công dự án, Ban kiến nghị Bộ GTVT đề xuất Bộ Y tế ưu tiên phân bổ nguồn vacxin cho lực lượng công nhân, lao động và chuyển về địa phương khu vực dự án để tiêm cho người lao động trên công trường. Với khó khăn về nguồn vật liệu đá do các mỏ đá thuộc tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đang khan hiếm vì phải cung cấp đá cho nhiều công trình lớn trên địa bàn, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao phương án Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và nhà thầu thực hiện khi vận chuyển đá từ Hà Nam bằng đường thủy. 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm