| Hotline: 0983.970.780

Dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội được cấp Chứng nhận an toàn hệ thống

Thứ Sáu 12/07/2024 , 14:12 (GMT+7)

8,5km đoạn trên cao của dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội vừa được cấp Chứng nhận an toàn hệ thống. Dự án này có kịp vận hành thương mại trong tháng 7/2024?

Giấy phép đầu tiên để đủ điều kiện vận hành

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, ngày 10/7/2024, Tư vấn chứng nhận an toàn hệ thống Liên danh Tư vấn Apave Bureau Veritas - Certifer (Tư vấn ABC) đã chính thức cấp chứng nhận an toàn hệ thống cho đoạn trên cao của Dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

Những đoàn tàu điện có kịp lăn bánh thương mại trong tháng 7/2024? Ảnh: V.Điệp.

Những đoàn tàu điện có kịp lăn bánh thương mại trong tháng 7/2024? Ảnh: V.Điệp.

Chứng nhận an toàn hệ thống là một trong những thủ tục quan trọng của dự án đã được hoàn thành sau quá trình đánh giá độc lập của Tư vấn ABC. Đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống được thực hiện theo các tiêu chuẩn châu Âu và các quy định của Việt Nam. Tư vấn Liên danh Apave - Bureau Veritas - Certifer được lựa chọn và đồng hành cùng Dự án từ quá trình thi công xây dựng, thực hiện công tác đánh giá và thể hiện trong các báo cáo đánh giá. Trên cơ sở các đánh giá, Tư vấn cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống.

Tiếp đến, hồ sơ chứng nhận an toàn hệ thống cần được Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Đăng Kiểm Việt Nam và Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) thẩm định.

Cũng theo đơn vị này, dự kiến sẽ hoàn thành thẩm định, chấp nhận hồ sơ an toàn hệ thống trong tháng 7/2024.

Ngoài ra, hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho đoạn trên cao Dự án cũng đã được trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. Bộ đã thành lập Hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường, dự kiến sẽ hoàn thành công tác thẩm định trong tháng 7/2024.

Sau khi có hồ sơ nghiệm thu dự án, hồ sơ nghiệm thu công trình chuyên biệt (phòng cháy chữa cháy, môi trường), hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống, cuối cùng, Hội đồng kiểm tra nhà nước sẽ kiểm tra và chấp thuận kết quả nghiệm thu là cơ sở để đưa đoạn tuyến vào vận hành thương mại.

Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị, dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm với tổng chiều dài là 12,5km, trong đó đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - Ga Hà Nội) dài 4km. Lộ trình của tuyến: điểm đầu Nhổn - theo Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - Nút giao với đường vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với đường vành đai 2) - Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối Ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội).

Có vận hành thương mại đường sắt trên cao trong tháng 7?

Với những thông tin được MRB vừa đưa ra, dự án này hiện mới có giấy chứng nhận đầu tiên và là 1 trong 4 giấy phép cần phải có để đủ điều kiện cho đoàn tàu lăn bánh, gồm: giấy chứng nhận an toàn hệ thống; hồ sơ chứng nhận an toàn hệ thống do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Đăng Kiểm Việt Nam và Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) thẩm định.

Nhà ga Nhổn - một trong các hợp phần của dự án đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: TPO.

Nhà ga Nhổn - một trong các hợp phần của dự án đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: TPO.

Tiếp đó là Giấy phép môi trường cho đoạn trên cao Dự án; Hồ sơ nghiệm thu dự án, hồ sơ nghiệm thu công trình chuyên biệt (phòng cháy chữa cháy, môi trường…); hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống.

Khi Hội đồng kiểm tra Nhà nước kiểm tra, chấp thuận kết quả nghiệm thu, khi đó mới đủ điều kiện đưa đoạn tuyến vào vận hành thương mại.

Trong khi đó, những “giấy phép” kia hiện MRB đang trình lên cấp Bộ, và thời gian dự kiến hoàn thành công tác thẩm định trong tháng 7/2024. Như vậy, “lời hứa” sẽ vận hành tuyến đường sắt trên cao từ ga Nhổn - ga Cầu Giấy vào cuối thàng 6/2024 đã không đúng hẹn.

Được khởi công tháng khởi công 9/2010, qua 14 năm thi công, dự án này đã chậm tiếp độ 9 năm. Trong khi đó, đây cũng là một trong những dự án có mức độ đội vốn kỷ lục: mức đầu tư được phê duyệt khi khởi công là 18.408 tỷ đồng, đến nay tổng mức đầu tư đã tăng lên trên 30.000 tỷ đồng.

Xem thêm
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Cấp tỉnh không quá 14 Sở

Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tổng số Sở thuộc UBND cấp tỉnh không quá 14 Sở, riêng Hà Nội và TP.HCM không quá 15 Sở.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cuộc cách mạng lớn

An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 hợp tác xã đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.