| Hotline: 0983.970.780

Dự báo sáng 2/8 bão số 2 vào ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An

Thứ Bảy 01/08/2020 , 10:27 (GMT+7)

Vùng áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2, đang di chuyển ổn định theo hướng Tây - Tây Bắc vào đất liền Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp ứng phó áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2 sáng 1/8. Ảnh: Minh Phúc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp ứng phó áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2 sáng 1/8. Ảnh: Minh Phúc.

Bão số 2 có phạm vi gió bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông

Sáng 1/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp về công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 2 và mưa lớn trên diện rộng.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/8/2020  áp thấp sẽ mạnh lên thành bão (cấp 8, giật cấp 10); đi vào khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An chiều ngày 2/8/2020.

Lúc 1h00 sáng nay, áp thấp nhiệt đới ở vị trí ngang với tỉnh Quảng Bình; cách bờ biển nước ta 450 km về phía Đông. Bão số 2 có phạm vi gió bao trùm toàn bộ khu vực biển Đông. Đổ bộ vào thời điểm triều cường lớn nhất trong tháng 8 tại Hòn Dấu, đỉnh triều 3,2-3,6m trong khoảng 15-18h ngày 2/8.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết: Cơn áp thấp nhiệt đới này có cấu trúc rất phức tạp, vùng tâm xoáy rất rộng và phân tán. Sau khi mạnh lên thành bão vào chiều nay (1/8), có thể đi vào khu vực từ Thanh Hóa đến vùng phía Nam đồng bằng Bắc bộ.

Khu vực trọng tâm mưa là từ tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị, lượng mưa từ 200 - 400mm/đợt. Thậm chí, có mô hình tính toán dự báo lượng mưa khu vực này có thể lên tới 500 - 600mm/đợt.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Tổng cục Thủy sản, tổng số hơn 446.000 tàu thuyền đã được thông báo, hướng dẫn. Tổng số tàu thuyền đã thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm: 108 tàu, thuyền.

Theo ông Trần Quang Hoài, Phó Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trong những ngày qua đã có mưa vừa, mưa to tại: Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước với lượng mưa 1-3 ngày trên 100-200mm.

Toàn cảnh cuộc phọp phòng, chống áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai vào sáng 1/8. Ảnh: Minh Phúc.

Toàn cảnh cuộc phọp phòng, chống áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai vào sáng 1/8. Ảnh: Minh Phúc.

Có nơi mưa trên 500mm/đợt

Tại Đắk Lắk đã có mưa rất to, nhất là Ea Kiết, huyện Cư M'gar ượng mưa lên tới 271mm/8 tiếng sáng sớm ngày 31/7. Mưa lớn đã gây ngập lụt cục bộ tại một số khu vực nhất là tại huyện Ea Súp.

Theo dự báo, từ ngày 1-5/8/2020, mưa lớn diện rộng: Bắc Bộ mưa lớn đến 350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt. Các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị mưa lớn đến 400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt.

Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam mưa lớn đến 250mm/đợt. Khu vực Bắc Tây Nguyên mưa lớn đến 300mm/đợt.

Dự báo hướng đi của áp thấp nhiệt đới trên biển đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2. Ảnh: Minh Phúc.

Dự báo hướng đi của áp thấp nhiệt đới trên biển đông có khả năng mạnh lên thành bão số 2. Ảnh: Minh Phúc.

Các hồ thủy điện lớn ở Bắc Bộ gồm Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà dưới mực nước cho phép từ 0,8m - 18,07m.

Đặc biệt, có 204 hồ chứa hư hỏng và 115 hồ chứa đang thi công cần lưu ý. Hồ chứa ở các khu vực có thể xảy ra mưa lớn (Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc) đang ở mức thấp.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đây là cơn bão số 2 trên biển Đông và có thể là cơn bão số 1 đổ bộ vào đất liền nước ta. Mặc dù cấp độ gió không phải quá lớn nhưng tính chất hết sức phức tạp. Phạm vi ảnh hưởng của áp thấp rất rộng; thời gian dự kiến đổ bộ vào đất liền khoảng trưa và chiều 2/8, trùng với đỉnh của triều cường; hoàn lưu gây mưa trên phổ khá rộng và có khả năng gây mưa cực lớn (cả khu vực miền núi, đồng bằng và trên biển).

Đây là khó khăn trong công tác ứng phó, nên cần phải chủ động phương án phù hợp với các tình huống, nhất là 9 nhóm giải pháp theo văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Đảm bảo an toàn cả khu vực miền núi, đồng bằng và trên biển

"350.000 ha lúa hè thu đã chuẩn bị thu hoạch rồi, đặc biệt là Bình Định lúa rất tốt, cần phải tập trung thu hái sớm, tránh thiệt hại", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói. Bên cạnh đó, các hồ chứa nhỏ, công trình thủy điện nhỏ, các bãi thải khai thác khoáng sản phải chú ý lũ ống, lũ quét.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Thanh Hóa phải rất chú ý đề phòng lũ rừng ngang, đặc biệt là hơn 70 hồ đang xuống cấp và hồ nhỏ. Bên cạnh đó cần có phương án hạn chế tối đa thiệt hại vùng nuôi trồng thủy sản và lúa mùa vùng trũng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường - Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Ảnh: Minh Phúc.

Đối với tỉnh Nghệ An có đặc thù là hơn 70 ngày không có mưa, đất bở rời, do đó Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, nếu xảy ra mưa lớn là nguy hiểm, dễ xảy ra sạt lở đất ở các khu vực đất dốc phía Tây.

Bên cạnh đó, phải đặc biệt chú ý đến vườn cây ăn quả sườn Tây và hơn 2.000 ha nuôi biển. Đồng thời, cần chủ động tích nước để tổ chức sản xuất hơn 7.000 ha bị hạn và hơn 10.000 ha bị ảnh hưởng do đợt hạn hán vừa qua.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đề nghị các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương chấp hành nghiêm các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo ngày hôm nay. Trước hết là đảm bảo an toàn trên biển từ vĩ tuyến 16 trở ra và hơn 1.600 tàu và trên 8000 lao động, phải hướng dẫn đưa vào khu neo đậu an toàn. Thứ hai, phải bảo vệ 25.000 lồng bè nhưng đồng thời phải bảo vệ con người. Không ai được ở trên lồng bè khi có bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.

Trên đất liền, cần đảm bảo vùng ven biển, đồng bằng, nơi bão đổ bộ trực tiếp. Những vùng này thiệt hại về người không nhiều nhưng thiệt hại về kinh tế. Phải sơ tán dân ra khỏi khu vực không an toàn, nhất là khách du lịch tại các khu du lịch, chúng ta đã có kinh nghiệm nhưng không được chủ quan.

Đối với sản xuất nông nghiệp, diện tích nào đến kỳ thu hoạch thì phải triển khai sớm. Các công trình nhà ở, công trình công cộng, trụ sở cơ quan yếu phải có giải pháp gia cường. Với khu vực miền núi, dễ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đây là khâu yếu nhất của chúng ta. Chúng ta luôn luôn thiệt hại khi sạt lở đất gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Do đó, phải hết sức chủ động để sơ tán dân cư khỏi khu vực nguy hiểm.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…