| Hotline: 0983.970.780

DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 12- 18/12

Thứ Hai 12/12/2011 , 11:07 (GMT+7)

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ và lúa chét: Sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hoá và đẻ trứng; rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ phát sinh, gây hại nhẹ. Cần cày vùi gốc rạ, vệ sinh đồng ruộng.

b) Trên cây vụ đông:

- Ngô: Rệp, sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn... hại tăng; bệnh lùn sọc đen hại nhẹ.

- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, rệp, sâu xanh, sâu tơ, bệnh sương mai... hại tăng. Theo dõi và phòng trừ nơi có mật độ cao.

- Cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh xoăn lá hại tăng, nhất là trên cây đang hình thành củ, quả. Cần tích cực phòng trừ bệnh mốc sương.

- Đậu tương: Bệnh sương mai hại tăng, sâu cuốn lá, sâu đục quả, chuột... tiếp tục hại.

c) Cây ăn quả và cây công nghiệp:

- Cam, chanh: Nhện lông nhung, nhện đỏ, bệnh greening: tiếp tục phát sinh gây hại đặc biệt những vườn cam già cỗi, chăm sóc kém, không thoát nước.

- Vải, nhãn: Nhện lông nhung, bệnh sương mai... tiếp tục hại.

- Cà phê, hồ tiêu: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành trên cây cà phê, tuyến trùng, thối gốc rễ... tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm, chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.

- Cao su: Bệnh xì mủ, héo đen đầu lá, loét sọc miệng cạo... phát sinh gây hại nhất là những vườn bị gãy đổ.

- Mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng, sâu đục thân... tiếp tục phát sinh gây hại nếu công tác phòng trừ không tốt.

d) Cây lâm nghiệp: Cây mỡ: sâu ong tiếp tục hại. Cây thông: sâu non thế hệ 3 tiếp tục vào nhộng và vũ hoá.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa:

- Bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt, sâu CLN, sâu đục thân... tiếp tục gây hại trên lúa gieo, lúa lỡ vụ giai đoạn chín – thu hoạch.

- Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa lỡ vụ ở các tỉnh đồng bằng.

- Bọ trĩ, sâu CLN, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa đông xuân cực sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên các trà lúa hại cục bộ giống gieo.

- OBV: Di chuyển và lây lan diện rộng theo nguồn nước.

b) Rau, màu:

- Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh trên thân - lá - rễ... gây hại chủ yếu rau ăn lá; bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, dòi đục lá + quả... gây hại chủ yếu rau họ bầu bí; bệnh thán thư, bệnh héo xanh, sâu đục quả... hại chủ yếu rau họ cà tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu khoang, bệnh lỡ cổ rễ... hại lạc giai đoạn cây con.

- Sâu đục thân + bắp, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, khô vằn... phát sinh hại phổ biến trên ngô vụ 2 giai đoạn trỗ cờ - phun râu ở Tây Nguyên.

c) Cây công nghiệp:

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp, nấm hồng... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá - thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.

- Sâu đục nõn, sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc – chùm hoa.

- Sâu đục thân, rệp, bệnh than, bệnh gỉ sắt... rải rác hại cục bộ mía vươn lóng – tạo đường. Sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía vùng ổ dịch ở Gia Lai.

3. Các tỉnh phía Nam

- Dự báo từ nay đến cuối tuần sẽ có đợt rầy di trú, đồng thời rầy tuổi 4 - 5 và trưởng thành cánh ngắn từ lứa trước vẫn tiếp tục phát triển và gây hại trên đồng, lúa đẻ nhánh - đòng trổ sẽ có nhiều lứa rầy gối nhau, mật số phổ biến ở mức nhẹ - trung bình.

Các địa phương cần khuyến cáo nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa giai đọan cuối đẻ nhánh - đòng trổ, nếu còn rầy tuổi 3-5 mật số hơn 3 con/tép xử lý ngay bằng thuốc lưu dẫn nhằm hạn chế tích lũy mật số rầy ở giai đoạn sau. Lúa đông xuân dưới 20 ngày sau sạ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mật số rầy di trú trên ruộng để đưa nước vào che chắn kịp thời.

- Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa đông xuân trong tháng 12/2011 tập trung vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước và theo dõi kết quả rầy vào đèn để xuống giống tập trung đồng loạt, né rầy theo lịch khuyến cáo của Ngành Nông nghiệp.

- Xử lý vôi, bơm và tháo nước rửa đất cho những diện tích có nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao.

- Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.

Ngoài ra, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng.

KHUYẾN CÁO

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ hại lúa; rầy chổng cánh truyền bệnh Greening trên cây có múi: Applaud 10WP, Hoppecin 50EC, Altach 5EC phun ngừa lúc cây ra lộc non.

- Nhện vàng, nhện đỏ cam chanh, nhện lông nhun nhãn vải, bọ trĩ, bọ cánh tơ hại chè: Takare 2EC, Mospilan 20SP, 3EC.

- Sâu cuốn lá, sâu đục thân lúa; sâu tơ, sâu xanh rau; sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá đậu tương; sâu khoang hại lạc: Altach 5EC, Nouvo 3,6EC, Oncol 20EC, Nurelle D25/2,5 EC.

- Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông lúa: Beam 75WP phun khi bệnh chớm xuất hiện.

- Khô vằn, lem lép hạt lúa; khô vằn ngô, nấm hồng cà phê, thán thư rau màu và cây trồng khác: Vali 3SL, 5SL, Carbenda supper 50SC, Catcat 250EC.

- Bệnh xì mủ, nứt thân, héo đen đầu lá, loét miệng cạo trên cao su; bệnh chảy gôm, muội đen cây có múi, sương mai trên rau họ thập tự: Ridozeb 72WP, Manozeb 80WP, Carbenda supper 50SC.

- Loét trên cây có múi do vi khuẩn; bạc lá lúa; héo xanh cà chua, khoai tây: Bonny 4SL + Carbenda supper 50SC.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm